Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Hoa tím - Viola odorata L

Dược liệu Hoa tím có Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn (với liều cao). Lá lợi tiểu, tiêu độc. Được chỉ định dùng trị: Viêm phế quản, ứ đọng ở phế quản; Ho; Viêm đường tiêu hoá, đường tiết niệu; Sốt phát ban; Loét dạ dày và hành tá tràng; Viêm họng; Nứt nẻ vú (dùng ngoài).

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Hoa tím

Hoa tím - Viola odorata L., thuộc họ Hoa tím - Violaceae.

Mô tả: Cây sống dai, có một thân rễ phân nhánh và mọc bò, tạo ra những chồi ở dưới đất. Các lá xuất hiện đồng thời với hoa, có kích thước nhỏ (2-4cm) có dạng tim hay hình trái xoan rộng; mép có răng; các lá mọc chậm hơn có kích thước lớn hơn. Hoa màu tím sẫm, thơm, thường là không sinh sản. Từ các chồi của cùng một năm, sẽ xuất hiện ra những hoa có ống ngắn, không rõ lắm, có cánh hầu như không màu là những hoa sinh sản và cho hạt.

Ra hoa tháng 3-4 và tháng 8.

Bộ phận dùng: Hoa và toàn cây - Flos et Herba Violae Odoratae.

Nơi sống và thu hái: Cây của châu Âu, Trung Á, Bắc Phi được nhập trồng ở Hà Nội, Đà Lạt, và thành phố Hồ Chí Minh vì hoa đẹp và thơm. Thu hái hoa vào tháng 3-4 và toàn cây thường là vào mùa xuân, lúc cây có hoa. Phơi trong bóng râm.

Thành phần hóa học: Có violin (gần với emetin), acid salycilic, một chất dầu, một chất màu hoá đỏ khi tác dụng với acid và hoá xanh khi tác dụng với chất kiềm. Tinh dầu của lá giàu nonadienol. Rễ cây chứa những saponosid và một alcaloid, odoratin, là một triacetonamin có tính chất giảm áp.

Tính vị, tác dụng: Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn (với liều cao). Lá lợi tiểu, tiêu độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Được chỉ định dùng trị: 1. Viêm phế quản, ứ đọng ở phế quản; 2. Ho; 3. Viêm đường tiêu hoá, đường tiết niệu; 4. Sốt phát ban; 5. Loét dạ dày và hành tá tràng; 6. Viêm họng; 7. Nứt nẻ vú (dùng ngoài).

Cách dùng: Thường dùng hoa đun sôi trong nước và hãm uống ngày 2-4 chén. Có thể dùng xirô hoa (100g hoa trong 500g đường, 300g nước) ngày dùng 30-50g. Hoặc dùng nước sắc cây làm Thu*c long đờm (1 thìa cà phê mỗi chén). Muốn gây nôn, dùng 3-4 thìa cà phê mỗi chén hoặc dùng bột rễ 1-5g. Dịch lá dùng tẩy. Dùng ngoài lấy lá nấu nước làm Thu*c đắp hoặc lá cây tươi giã nát đắp.

Hình ảnh cây Hoa tím

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-hoa-tim-viola-odorata-l)

Tin cùng nội dung

  • Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Với bệnh sỏi đường tiết niệu, ngoài những biến chứng cấp tính thì nhiều người lại không có biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng nên đến khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn.
  • Theo các nhà chuyên môn, bệnh thường xảy ra ở người nông thôn hơn là người thành thị, những người sống ở các vùng ven biển...
  • Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm Thu*c, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng…
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY