Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu Cây Lá Giang - Aganonerion Polymorphum

Theo Đông y, lá giang có vị chua, tính mát; vào kinh can; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn, chỉ khát. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch.

1.Cây Dây dang có tên khoa học: Aganonerion polymorphum Pierre ex Spire, thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

LÁ GIANG

Tên Khoa học: Aganonerion polymorphum Pierre ex Spire

Tên tiếng Anh:

Tên tiếng Việt: Dây dang; Dây lá giang, Giang chua, Dây đực

Tên khác:

Lá giang hay còn gọi dây dang, giang chua, Chu-mon (dân tộc Mường) lá vón vén, lá sủm lum (dân tộc Thái) (danh pháp hai phần: Aganonerion polymorphum), là một loài cây thuộc họ La bố ma (Apocynaceae).

Mô tả: Dây leo dài 1,5-4m, nhẵn, có ít nhựa mủ trắng. Lá có phiến mỏng, hình trái xoan ngọn giáo, chóp nhọn sắc, gốc hình tim hoặc tù ở gốc, mặt trên có màu sáng hơn, dài 3,5-10cm, rộng 2-5cm. Hoa đỏ hoặc trắng, xếp 2-5 cái một thành chùm xim ở ngọn. Quả gồm hai quả đại hình dải, thẳng hay cong, rẽ đôi, màu đen đen, khía rãnh dọc. Hạt dài 3-4mm, màu nâu, thuôn, có mào lông mềm màu hung.

2.Thông tin mô tả Công dụng và tác dụng. Dược Liệu

Bộ phận dùng: Cành lá - Ramulus et Folium Aganonerionis.

Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Việt Nam, mọc hoang ở ven rừng vùng núi trong các quần hệ thứ sinh, đồi cây bụi các tỉnh miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thường được thu hái làm rau, nấu canh chua.

Tính vị, tác dụng: Dây dang có vị chua, tính mát, được xem như có tác dụng giải nhiệt, giải khát. Thường dùng nấu canh chua ăn mát; có thể giã nát, lấy nước uống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Có nơi dùng Dây dang phối hợp với lá khoai lang giã vắt lấy nước uống chữa ngộ độc sắn mì.

3.Cây Lá Giang: theo mô tả của Học Viện Quân Y

1. Tên gọi khác: Cây giang chua, dây dang.

2. Tên tiếng Anh: Sour-soup creeper, River-leaf creeper.

3. Tên khoa học: Aganonerion polymorphum Pierre, 1906.

Phân loại thực vật

Bộ (ordo): Long đởm (Gentianales).
Họ (familia): Trúc đào (Apocynaceae).
Phân họ (subfamilia): Trúc đào (Apocynoideae).
Tông (tribus): Trúc đào (Apocyneae).
Chi (genus): Lá giang (Aganonerion).
Loài (species): Aganonerion polymorphum

4. Phân bố

Cây lá giang hay giang chua, dây dang (Aganonerion polymorphum), có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và được sử dụng trong y học và làm thực phẩm.

Đây là loài dây leo thường sống ven sông rạch thuộc vùng Đông Nam Á, lá được dùng để nấu canh chua nên cây lá giang được dịch ra tên tiếng Anh là River-leaf creeper hay Sour-soup creeper,

Loài cây này phân bố ở Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc ở nhiều nơi thuộc các tỉnh miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ở Nam Bộ cây lá giang thường mọc hoang ven sông, rạch, trong vườn cây, được dùng làm rau và làm Thu*c.

Hiện nay cây lá giang được trồng chuyên làm nguồn rau sạch đặc sản ở một số hộ nông dân.

5. Mô tả

Cây lá giang mọc hoang ở ven rừng, ven suối, ven sông trong các quần hệ thứ sinh, có khi gặp ở nương rẫy, đồi cây bụi, nơi có nhiều ánh sáng.

+ Thân: Thân cây lá giang là loại dây leo dài 1,5 - 4m, nhẵn, có ít nhựa mủ trắng. Thân bò trên cây sống hoặc cây ch*t hoặc thảm thực vật xanh.

+ Rể: Rể có nhiều cấp mọc sâu trên đất ẩm.

+ Lá: Lá có phiến mỏng, hình trái xoan ngọn giáo, đầu nhọn sắc, gốc hình tim hoặc tù ở gốc, mặt trên có màu sáng hơn, dài 3,5-10cm, rộng 2 -5 cm, có mủ trắng, vị chua dịu.

+ Hoa: Màu đỏ hoặc trắng, xếp 2-5 cái một thành chùm xim ở ngọn, có 5 cánh đều nhau; đài hoa hình ống, tràng hình chuông, 5 nhị ngắn, nhiều noãn.

+ Quả: Gồm hai quả đại hình dải, thẳng hay cong, rẽ đôi, màu đen nhạt, khía rãnh dọc.

+ Hạt: Dài 3 - 4mm, màu nâu, thuôn, có chùm lông mềm màu hung ở đỉnh.

6. Thành phần hóa học

Trong 100g lá có 85,3g nước, 3,5g protein, 3,5g glucid, 0,6mg carotein, 26mg vitamin C. Là một loài cây có dược tính cao, chất saponin trong lá giang có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cây lá giang có nhiều saponin, flavonoid, sterol, coumarin, tamin, chất béo, axit hữu cơ và 12 nguyên tố vi lượng.

7. Công dụng

Theo Đông y, lá giang có vị chua, tính mát; vào kinh can; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn, chỉ khát. Thân cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch.

Cây lá giang là cây Thu*c dân gian, dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da. Dùng làm thực phẩm có vị chua khi chế biến các món ăn (cá, thịt). Thân lá giang làm Thu*c chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính.

Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính, viêm ruột, phong thấp, sưng tấy...

Về mặt sinh học, cao lỏng lá giang được chiết xuất không thấy có độc tính, có tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính cả khi uống và tiêm.

Bộ phận dùng làm Thu*c thân, rễ và lá.

Một số bài Thu*c từ cây lá giang

1- Chữa sỏi đường tiết niệu: thân lá giang (hoặc lá) 100 - 200g. Sắc uống nhiều lần trong ngày (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

2-Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy: lá giang 30 - 50g. Sắc uống. Đơn Thu*c này uống liên tục chữa được sỏi và viêm đường tiết niệu (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

3-Chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày: rễ hoặc lá 20 - 40g. Sắc uống; thường kết hợp với một số vị Thu*c khác (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

4-Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương: lá tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

5-Chữa viêm bàng quang bằng canh chua lá giang: lá giang nấu canh chua với cá hay thịt gà có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái dắt, đái buốt (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

6-Thực phẩm chữa bệnh trong bữa ăn hằng ngày: Lá giang nấu canh chua với nhiều hải sản, kể cả thịt gia cầm, gia súc, có tác dụng làm giảm khả năng gây dị ứng của hải sản và thịt gia cầm gia súc, do lá giang có tác dụng thanh nhiệt giải độc (theo Y học cổ truyền Việt Nam).

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-la-giang-aganonerion-polymorphum)

Tin cùng nội dung

  • Hảo hạng nhất là món canh chua lá dít lòng gà. Sau khi làm thịt gà, họ thường lấy bộ lòng để nấu canh chua lá dít vì lòng gà không xương, khi nấu canh chua với lá dít ngọt… lủng nồi.
  • Bạn có thể trị hôi nách đơn giản nhờ những rau quả trong vườn nhà như mướp đắng, gừng tươi, chanh, hay thậm chí cả xà lách.
  • Gà sát muối để khử mùi hôi, rửa thật sạch trong ngoài, sau đó chặt từng miếng vừa ăn (1 con gà chặt đều ra khoảng 8 miếng).
  • 1,5 lít nước lạnh nấu sôi cho lá giang vào , nêm gia vị 1m muối + 2 m đường + 1m bột ngọt + 1m nước mắm ngon. Khi sôi nhắc xuống, nước dùng có vị chua ngọt là được.
  • Sau bão lũ, nước ngập úng lâu ngày rút đi để lại môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh tật, nhất là bệnh ngoài da, trong đó, mẩn ngứa, ghẻ lở là phổ biến.
  • Bà con thường dùng lá giang để nấu canh hoặc xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò... Thân, rễ và lá của cây lá giang đều được dùng làm Thu*c.
  • Theo y học cổ truyền, lá của cây lá móng có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, sát trùng và thường dùng chữa một số bệnh ngoài da
  • Lá giang (lá vang) không chỉ được dùng để nấu canh chua, lẩu gà... ngon, mát mà còn được dùng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, viêm thận mạn tính...
  • Bà con thường dùng lá giang để nấu canh hoặc xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò... Thân, rễ và lá của cây lá giang đều được dùng làm Thu*c.
  • Cây lá giang là cây Thuốc dân gian, dùng chữa chứng ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY