Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cọ, Kè Nam, Cây lá gồi, Cây lá nón - Livistona saribus (Lour.) Merr. ex Cheval. (L. cochinchinensis Mart.)

Theo y học cổ truyền, dược liệu cọ Thường trồng để lấy thân cây làm cột, lá dùng lợp nhà, làm nón, đan lát. Kinh nghiệm dân gian dùng rễ chữa bạch đới, khí hư. Thường phối hợp cới những vị Thu*c khác như rễ Cau, rễ Tre, rễ cây Móc với lượng bằng nhau sắc đặc uống làm 2 lần trong ngày.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Cọ

Cọ, Kè Nam, Cây lá gồi, Cây lá nón - Livistona saribus (Lour.) Merr. ex Cheval. (L. cochinchinensis Mart.), thuộc họ Cau- Arecaceae.

Mô tả: Cây thân cột cao 10-25m; thân to 20-30cm, bao những cuống lá còn lại. Lá to mọc tập trung ở ngọn; phiến hình quạt, màu lục tươi, các chót tia ngắn, không rủ xuống; cuống có gai thưa và ngắn. Cụm hoa là chùy dài cỡ 1m; hoa lưỡng tính với 6 nhị, bầu 3 ô. Quả tròn, màu đỏ.

Hoa tháng 10-12 quả tháng 2-4.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Livistonae.

Nơi sống và thu hái: Loài cây đặc sắc của rừng ven suối, đất ẩm vùng núi tới 1500m khắp nước ta. Cũng thường được trồng làm cây cảnh và trồng trên các đồi thấp ở miền trung du dọc theo bờ ruộng ở tỉnh Thanh Hóa, nơi có nhiều ánh sáng khô ráo. Có thể thu hái rễ quanh năm, phơi khô.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường trồng để lấy thân cây làm cột, lá dùng lợp nhà, làm nón, đan lát. Kinh nghiệm dân gian dùng rễ chữa bạch đới, khí hư. Thường phối hợp cới những vị Thu*c khác như rễ Cau, rễ Tre, rễ cây Móc với lượng bằng nhau sắc đặc uống làm 2 lần trong ngày. Liều dùng hàng ngày 6-12g.

Hình ảnh cây Cọ

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-co-ke-nam-cay-la-goi-cay-la-non-livistona-saribus-lour-merr-ex-cheval-l-cochinchinensis-mart)

Tin cùng nội dung

  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Mangyte- Dưới đây là một món ăn, vị Thuốc nên ăn và không nên ăn theo thể chứng khí hư thường gặp.
  • Theo y học cổ truyền, lá của cây lá móng có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, sát trùng và thường dùng chữa một số bệnh ngoài da
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Khí hư bạch đới là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Bệnh do nhiều nguyên nhân ở nhiều tạng phủ, kinh mạch ....
  • Dương, khí hư thường biểu hiện tay chân lạnh, mệt mỏi, kém hưng phấn, có khi đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió. Theo y học cổ truyền, dương, khí phần nhiều do thiên thiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống không phù hợp, lạm dụng thực phẩm chua, đắng, lạnh quá mà phát sinh một số chứng như: tỳ hư tiết tả, cầu phân sống, nhiều mồ hôi, ho, cảm lạnh, S*nh l* yếu...
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ nhạt, loãng, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn vô lực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY