Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Qua lâu trứng - Trichosanthes ovigera Blume

Theo y học cổ truyền cây Qua lâu trứng có Vị đắng tính hàn, hơi có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tán ứ. Có tên khoa học Trichosanthes ovigera Blume (T. cucumeroides (Ser.) Maxim.), thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.

1.Hình ảnh và mô tả cây Qua lâu trứng - Trichosanthes ovigera Blume

Qua lâu trứng - Trichosanthes ovigera Blume (T. cucumeroides (Ser.) Maxim.), thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.

Cây Qua Lâu Trứng - Trichosanthes Ovigera

Tên Khoa học: Trichosanthes ovigera Blume, 1826 (CCVN, 1:725)

Tên tiếng Việt: Qua lâu trứng; Hoa bát

Tên khác: Trichosanthes horsfieldii Miq. 1856. - Trichosanthes himalensis C. B. Clarke, 1879;

Mô tả: Cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2-3 (-5) nhánh. Lá mọc so le; phiến dài 5-14cm, rộng 3-5cm, chia 3-5 thuỳ, dày, dai, mặt trên nhám nhám. Cây có hoa khác chỗ, chùm hoa đực dài 15cm, lá bắc to có răng; hoa rộng 7cm, màu trắng, cánh hoa cao 2,5cm, nhị 3. Hoa cái mọc đơn độc; bầu có cuống, dài 3cm. Quả mọng tròn, to 9-10cm, màu vàng cam; hạt tròn dẹp, dài 11-16mm, rộng 7-12mm, trong có lớp vỏ lụa màu xanh.

Ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-10.

2.Thông tin mô tả Dược Liệu Qua lâu trứng - Trichosanthes ovigera Blume

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Trichosanthis, thường gọi là Qua lâu. Vỏ quả hay Qua lâu bì - Pericarpium Trichosanthis. Hạt hay Qua lâu tử - Semen Trichosanthis, và rễ củ hay Thiên hoa phấn - Radix Trichosanthis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trên đất rừng bên khe hay mé đường vùng núi Cao Bằng và cùng mọc trên đất cát hoang ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Cũng được trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thường những cây lấy hạt thì củ nhỏ cho nên muốn lấy củ mập thì phải ngắt bỏ hoa, không cho kết quả để tập trung chất dinh dưỡng ở rễ củ cho củ to và nhiều bột.

Quả thu hái vào tháng 9-10 lấy vỏ quả và hạt phơi khô. Rễ củ thu hái vào mùa đông, đào về rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, cắt từng đoạn, đem ngâm vào nước sôi trong một tuần lễ, lấy ra phơi khô dùng làm Thu*c.

Thành phần hóa học: Hạt chứa khoảng 25% dầu; rễ chứa nhiều tinh bột và 1% saponosid.

Tính vị, tác dụng: Qua lâu có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, khoan hung tán kết, nhuận tràng. Hạt và quả Qua lâu có vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, chống ho, nhuận tràng. Nếu để nhân hạt mà dùng sẽ sinh nôn nao khó chịu, buồn mửa, do vậy khi dùng phải ép bớt dầu. Rễ củ Qua lâu có vị ngọt, chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, sinh tân dịch, nhuận táo, bài nung, tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Qua lâu được dùng trị phế nhiệt sinh ho, ho có nhiều đờm đặc, yết hầu sưng đau, sưng vú, đại tiện táo kết. Hạt và vỏ quả dùng chữa sốt nóng khát nước, ho khan, thổ huyết, mụn nhọt, đại tiện táo bón. Rễ củ dùng chữa nóng sốt âm, các chứng nhiệt, miệng khô khát nước, hoàng đản, đau vú, lở ngứa, sưng tấy.

Liều dùng: Qua lâu 9-15g. Qua lâu tử 9-15g. Qua lâu bì 6-9g và Thiên hoa phấn 10-15g (tới 20g), dạng Thu*c sắc.

Đơn Thu*c:

1. Chữa bệnh tiêu khát, đái tháo đường, khát nước uống nhiều và nóng ruột, ăn nhiều mà gầy róc. Thiên hoa phấn, Hoài sơn, đều 12g, tán bột uống hay sắc uống hàng ngày.

2. Chữa mụn nhọt mưng mủ liên miên không ráo: Thiên hoa phấn 12g, ý dĩ sao 10g và Bạch chỉ 8g tán bột hay sắc uống.

3. Chữa hoàng đản, viêm tuyến sữa, mụn lở có mủ: Thiên hoa phấn 16g, Mộc thông, Bồ công anh đều 12g, sắc uống.

4. Viêm cổ họng mất tiếng: Qua lâu bì 10g, Bạch cương tàm 10g, Cam thảo 10g, Gừng tươi 4g, nước 500ml, nấu còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Xem thêm>> Cây Qua lâu hỗ trợ điều trị ung thư đại trực tràng

Xem thêm >> Cây dược liệu cây Qua lâu - Trichosanthes kirilowi

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-qua-lau-trung-trichosanthes-ovigera-blume)

Tin cùng nội dung

  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY