Rau đắng đất (Tên khoa học: Glinus oppositifolius) là loài thực vật có hoa thuộc họ Bình cu (Molluginaceae) được chính thức công nhận mô tả khoa học bởi (L.) Aug.DC. năm 1901.
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm. Thân cành nhẵn, mọc bò lan. Lá mọc vòng 2-5 lá không đều nhau, có khi 6 lá, hình mác hẹp, dài 2-2,5cm, có một gân chính. Lá kèm rất nhỏ, rụng sớm. Hoa màu lục nhạt có cuống dài, tụ họp 2-5 cái ở nách lá. Hoa không có cánh hoa. Nhị 5, nhuỵ có 3 vòi nhuỵ. Quả nang. Hạt hình thận.
Nơi sống và thu hái: Cây của phân vùng Ấn Ðộ - Malaixia mọc hoang trên cát ở bờ biển hay vùng ngập từng thời kỳ, hố hồ, ruộng từ Nam Hà tới các tỉnh Ðồng bằng sông Cửu Long. Có thể thu háo cây quanh năm, tốt nhất lúc cây chưa có hoa, rửa sạch, phơi khô.
Thành phần hoá học: Lá cây chiết bằng cồn ethanol, thu được spergulagenin A. một sapogenin triterpenoid bão hoà, trihydroxy-cetone.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hoá, khai vị,kháng sinh, lợi tiểu và nhuận gan.
công dụng, chỉ định và phối hợp: trong nhân dân, rau đắng đất được dùng thay rau má trong "toa căn bản" làm Thu*c hạ sốt, chữa bệnh về gan và chứng vàng da. thường ở ấn ðộ người ta dùng toàn cây sắc nước uống trừ sản dịch, lại dùng giã ra thêm tí dầu thầu dầu hơ nóng làm Thu*c đắp trị đau đầu. dùng dịch lá cây để đắp trị bệnh ngoài da và ghẻ ngứa.
1. cao Thu*c trị các bệnh đau vàng da, chậm tiêu, lói bù tay mặt, nổi u nhọt mày đay: dây cứt quạ 1 thúng, rau đắng đất 1 thúng, hai thứ nấu chung cho nhừ, lược bỏ xác, nấu nước thành cao, thêm đường hoặc mật nấu cho đặc, để lâu được. mỗi sáng, trưa và tối 1 muỗng cà phê (kinh nghiệm thời kháng chiến chống pháp).
2. thanh can giải độc: rau đắng 6g, nhân trần (bồ bồ) 5g, dành dành 5g, cỏ xước 6g, rau má 6g, ké đầu ngựa 6g, dây khổ qua 6g, cỏ mực 8g, muỗng trâu 6g rễ tranh 6g, sài đất 6g. cam thảo 3g sắc uống hoặc tán bột, luyện viên uống (lương y ðỗ văn tranh, an giang).
Chủ đề liên quan:
dược liệu Glinus oppositifolius Lương y đỗ Văn Tranh rau đắng rau đắng đất Rau đắng lá vòng