Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Rau ngổ, Ngổ trâu, Ngổ đất, Ngổ hương - Enydra fluctuans Lour

Theo Đông Y, Rau ngổ Vị đắng, tính mát, mùi thơm, không độc; có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu tiện, mát huyết, cầm máu. Người ta trồng rau ngổ lấy cành lá non thơm để nấu canh chua, cũng có thẻ ăn sống làm gia vị. Cây được dùng làm Thu*c chữa cảm sốt, cầm máu băng huyết, thổ huyết, hạt dùng trị bệnh về gan mật và thần kinh. Lá nghiền đắp vào da trị phát ban, mụn rộp.

1.Cây Rau ngổ, Ngổ trâu, Ngổ đất, Ngổ hương - Enydra fluctuans Lour, thuộc họ Cúc - Asteraceae.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu rau ngổ

Mô tả: Cây thảo sống nổi hay ngập nước, dài hàng mét, phân cành nhiều, có đốt. Thân hình trụ, có rãnh. Lá mọc đối, không cuống, gốc hơi rộng và ôm lấy thân, mép có răng cưa. Cụm hoa dạng đầu, không cuống bao bởi hai lá bắc hình trái xoan tù, màu lục. Hoa cái và hoa lưỡng tính đều sinh sản. Quả bế không có mào lông.

Cây ra hoa từ tháng 11-12 đến tháng 4 năm sau.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Enydrae Fluctuantis.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc, Việt Nam tới Inđônêxia. Ở nước ta cây mọc hoang trong các ao hồ, mương máng và cũng được trồng làm rau ăn sống hay nấu canh.

thành phần hoá học: rau ngổ có các thành phần sau (tính theo%) nước 92,2; protein 1,5; lipid 0,3; collulose 2,0; dẫn xuất không protein 3,8; khoáng toàn phần 0,8. còn có các caroten, vitamin b và vitamin c. cây khô chứa tinh dầu 0,2% stigmastero, 0,05% và một lượng nhỏ một chất đắng là enydrin.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát, mùi thơm, không độc; có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu tiện, mát huyết, cầm máu.

công dụng, chỉ định và phối hợp: người ta trồng rau ngổ lấy cành lá non thơm để nấu canh chua, cũng có thẻ ăn sống làm gia vị. cây được dùng làm Thu*c chữa cảm sốt, cầm máu băng huyết, thổ huyết, hạt dùng trị bệnh về gan mật và thần kinh. lá nghiền đắp vào da trị phát ban, mụn rộp. liều dùng 12-20g dạng Thu*c sắc dùng ngoài không kể liều lượng.

Ðơn Thu*c:

1. chữa bí trung tiện, bí đái, đái ra máu băng huyết do nóng; rau ngổ tươi 30g giã nát, cho thêm nước chín để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước bỏ bã, pha thêm đường để uống.

2. Cầm máu vết thương: Giã nát cành lá rau ngổ tươi, gói vào gạc rồi băng vào vết thương.

3. Viêm tấy: Rau ngổ tươi giã đắp.

4. ăn uống không tiêu, đầy bụng: rau ngổ 16g, nam mộc hương 15g, nước 750ml, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-rau-ngo-ngo-trau-ngo-dat-ngo-huong-enydra-fluctuans-lour)

Tin cùng nội dung

  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Rau ngổ không chỉ làm gia vị mà còn có tác dụng trị sỏi thận hiệu quả trong dân gian.
  • Rau ngổ còn gọi là cây rau om, ngổ trâu, thường mọc hoang ở ruộng nước, vùng lầy, có tác dụng trị sỏi thận, rắn cắn, đầy hơi, sổ mũi...
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY