Dinh dưỡng hôm nay

Cây dược liệu cây Sắn dây, Sắn cơm - Pueraria thomsonii Benth

Theo Đông Y, Cát căn có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, giải khát, sinh tân dịch. Được dùng chữa cảm mạo phát nóng không ra mồ hôi, miệng khô, họng khát hoặc là cảm sốt đau các cơ bắp, còn dùng trị đi lỵ ra máu, ban sởi mới phát, mụn nhọt.

1.Cây Sắn dây, Sắn cơm - Pueraria thomsonii Benth., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Hình ảnh một khóm sắn dây đang được người dân thu hoạch

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Sắn Dây

Mô tả: Dây leo dài tới 10m, có khi bò lan mặt đất. Rễ phình to thành củ nạc chứa nhiều tinh bột. Cành non có lông vàng. Lá kép gồm 3 lá chét to, mềm, có mép nguyên hay phân ra 2-3 thuỳ rõ rệt, có lông nằm rạp cả 2 mặt. Chùm hoa ở nách lá, dài 10-40cm. Hoa to, màu tím, rất thơm. Quả đậu dài 9-19cm, rộng 10mm, có lông.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Puerariae thường gọi là Cát căn

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, Sắn dây mọc hoang ở rừng và cũng thường được trồng để lấy củ ăn và để làm Thu*c. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ và dùng dây trồng luôn. Củ đào lên rửa sạch, bỏ lớp vỏ bên ngoài cắt khúc dài 10-15cm, củ to thì bổ dọc, phơi hay sấy, kết hợp với xông lưu huỳnh cho đến khô. Muốn chế bột Sắn thì giã nhỏ, hoà nước, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô. Lá dùng tươi, có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học: Trong của Sắn dây, có 12-15% tinh bột (củ tươi) đến 40% (củ khô), các chất saponosid và một flavonosid là puerarin. Trong dây và lá khô có các thành phần sau tính theo %: protein 16,3; lipid 1,8; glucid 31,1; cellulose 31,3; và nhiều acid amin, đáng chú ý là acid asparaginic, acid glutamic, prolin, leucin.

Tính vị, tác dụng: Cát căn có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, giải khát, sinh tân dịch. Ở Trung Quốc, rễ và hoa được dùng, xem như có tác dụng giải nhiệt, chỉ tả.

Công dụng: Được dùng chữa cảm mạo phát nóng không ra mồ hôi, miệng khô, họng khát hoặc là cảm sốt đau các cơ bắp, còn dùng trị đi lỵ ra máu, ban sởi mới phát, mụn nhọt. Bột Sắn dây được dùng để uống cho mát, giải nhiệt hoặc dùng trong việc chế Thu*c viên vì nó có tính chất giúp cho viên Thu*c dính, đồng thời lại dễ rã ra để Thu*c chóng có tác dụng. Lá Sắn dây dùng chữa rắn cắn.

Cách dùng Cát căn thái lát phơi khô rang vàng, ngày dùng 8-20g sắc uống, cũng dùng pha nước uống thay trà. Bột sắn dùng pha nước nguội uống giải nhiệt, giải khát, giải độc. Lá thường dùng tươi giã nát vắt nước uống, bã đắp trị rắn cắn.

Đơn Thu*c:

1. Chữa cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu khát nước: Bột sắn dây 12g, hoà với đường uống; hay dùng Cát căn 20g, Đậu ván sao 12g, giã giập, sắc uống (theo Lê Trần Đức).

2. Chữa trẻ em cảm sốt, ho, viêm họng, hay lên sởi viêm phổi: Sắn dây 12g, Mạch môn 10g, Hương nhu 6g, sắc uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-san-day-san-com-pueraria-thomsonii-benth)

Tin cùng nội dung

  • Theo dược học cổ truyền, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả,
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Những nghi vấn truyền tai nhau: bột sắn dây hại dạ dày? bột sắn dây gây sỏi thận? bột sắn dây uống với mật ong gây ch*t người... thực hư ra sao?
  • Sắn dây là loại cây quen thuộc, mọc hoang trong rừng hoặc được trồng lấy củ ăn và làm Thu*c, có mặt ở mọi vùng trong nước, tên khoa học Pueraria Thomsoni Benth, là loại củ có công năng giải nhiệt rất hiệu quả,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Theo Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm,
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY