Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Thường sơn, Nam thường sơn, Bạch thường sơn, Thường sơn tía - Dichroa febrifuga Lour

Theo Đông y thường sơn vị đắng, tính hàn, có độc, thục tất vị cay, tính bình có độc. Vào 3 kinh phế, tâm và can. Có tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.

1.Cây Thường sơn, Nam thường sơn, Bạch thường sơn, Thường sơn tía - Dichroa febrifuga Lour., thuộc họ Tú cầu - Hydrangeaceae.

Thường sơn (danh pháp hai phần: Dichroa febrifuga) là loài cây có hoa thuộc họ Hydrangeaceae.

Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn.

Chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu. Fbrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt do đó có tên này.

Tên Khoa học: Dichroa febrifuga Lour.

Tên tiếng Việt: Thường sơn; Khởi tía; tê quân; a luan trúm; nam thường sơn; bạch thường sơn; thường sơn tía; hoàng thường sơn; thục tất; áp niệu thảo; kê niệu thảo

2.Thông tin mô tả công dụng, tác dụng, cách dùng, bài Thu*c chữa bệnh của Dược Liệu

Mô tả: Cây nhỏ cao 1-2m. Thân nhẵn, hình trụ màu xanh hay tím nhạt. Rễ dài, nhỏ, màu vàng, cong queo. Lá mọc đối, hình ngọn giáo dài 13-20cm, rộng 3,5-4cm, phiến không lông hay ít lông; mép khía răng; cuống lá và gân giữa có màu tím. Cụm hoa ở ngọn thân hoặc nách lá. Hoa màu xanh lam hoặc hồng tía. Quả mọng nhỏ màu lam hay tím, đường kính 5mm. Hạt nhỏ hình quả lê, cỡ 1mm.

Mùa hoa tháng 5-7, quả tháng 8-9.

Bộ phận dùng: Rễ, lá, cành non - Radix, Folium et Ramulus Dichroae Febrifugae; thường gọi là Thường sơn

Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến ở các sườn núi hay thung lũng núi đất chỗ ẩm ven suối trong rừng Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hải Phòng đến Lâm Đồng. Thu hái lá vào mùa xuân và hạ, thái nhỏ, sao vàng, hoặc chưng với rượu hoặc tước bỏ hết sống lá, rồi đồ chín, phơi khô. Trước khi dùng tẩm rượu một đêm rồi sao qua. Rễ đào vào mùa thu đông, mang về rửa sạch, giã nát hoặc thái lát, phơi sấy khô. Có thể tẩm rượu 2-3 giờ, sao vàng hoặc chưng với rượu. Cành non cũng chế biến như trên.

Thành phần hóa học: Hoạt chất là các alcaloid (với lượng nhỏ ở trong rễ 0,1-0,15%), a- b- g-dichroine, dichroidin, 4-quinazolone (ceto-4-dihydroquinazolin), dichrin A hay umbelliferone, dichrin B. Febrifugin (dichroin B = b- và g-dichroin) và isofebrifugin (dichroin A = a-dichroin) có tác dụng độc đối với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium như là quinin.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn; có tác dụng tiệt ngược, giải nhiệt, khư đàm. Lá dùng sống sẽ gây nôn mạnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị sốt, rét, sốt cách nhiệt, sốt rét ba ngày một; ho nhiều; ngộ độc thức ăn. Liều dùng 6-12g, dạng Thu*c sắc.

Đã được sử dụng từ lâu làm đầu vị chữa sốt rét, công hiệu gấp 10 lần quinin, nhưng đáng tiếc là mùi hôi khó chịu và phản ứng hơi lớn, nếu để sống hay gây nôn. Mặt khác, tuy là cây lý thú chữa sốt rét, nhưng hiệu suất alcaloid thấp, không thay thế được Canhkina (mà vỏ chứa đến 10% quinin).

Đơn Thu*c:

1. Chữa sốt rét dùng Thường sơn 8g, Thảo quả 4g, Binh lang 6g, Cát cánh 8g, nước 500ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng Thường sơn 8g, Hậu phác 6g, Bình lang 6g, Cam thảo 4g, Thanh bì 4g, Thảo quả 6g, nước 500ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Người ta cũng dùng Thường sơn 6g, Hà thủ ô 10g, Phèn phi 0,01g, sắc uống.

2. Sốt rét cơn cách nhật: Thường sơn chế, Mần tưới, Chỉ thiên, Trần bì, Hoắc hương, mỗi vị 12g, sắc uống (Hành giản trân nhu).

3. Chữa ho, ngộ độc thức ăn: Thường sơn 3-5g, Cam thảo 10g. Đun sôi uống. Nếu chữa ngộ độc có thể dùng lá tươi giã nhỏ với rễ Cỏ lá tre, lá găng, lá Đơn răng cưa, thêm nước, gạn uống. Ngày 3-4 lần.

Ghi chú:

- Không dùng cho phụ nữ có thai và người gầy kém sức.

- Không nên ăn Hành trong khi đang dùng Thu*c.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-thuong-son-nam-thuong-son-bach-thuong-son-thuong-son-tia-dichroa-febrifuga-lour)

Tin cùng nội dung

  • Dược liệu Dóng xanh có Vị cay, hơi chua, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, khu ứ, trừ phong thấp. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị: Đòn ngã, gãy xương; Phong thấp đau nhức xương, đau thần kinh ngang thắt lưng; Viêm mủ da, apxe vú. Dùng ngoài giã đắp. Ở nước ta, lá còn được nấu xông dùng trị đau răng. Lá cũng dùng chữa rắn cắn.
  • Phương này tập trung rất nhiều vị Thuốc cắt cơn: Thường sơn, Thảo quả, Binh lang, Tri mẫu, Ô mai, Bối mẫu. Cổ nhân phân tích công năng cắt cơn của các vị Thuốc có khác nhau.
  • Thường sơn (Radix Dichroae) là rễ khô của cây thường sơn (Dichroa febrifuga Lour.), thuộc họ thường sơn (Saxifragaceae).
  • Thường sơn còn có tên gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu nảo. Là một loại cây nhỡ, cao 1-2m, thân rỗng, dễ gãy, vỏ ngoài nhẵn màu tím.
  • Theo tài liệu cổ thường sơn vị đắng, tính hàn, có độc, thục tất vị cay, tính bình có độc. Vào 3 kinh phế, tâm và can. Có tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY