Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Vị Thuốc từ cây Thường sơn Y học cổ truyền

Theo tài liệu cổ thường sơn vị đắng, tính hàn, có độc, thục tất vị cay, tính bình có độc. Vào 3 kinh phế, tâm và can. Có tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.
Xin cho hỏi tại sao lại có tên là vị Thuốc thường sơn?

(Phan Thanh Nam - Hà Nội)

Thường sơn còn gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo.

Tên khoa học Dichroa febrifuga Lour.

Thuộc họ Thường sơn Saxifragaceae.

cây thường sơn">cây thường sơn cho ta các vị Thuốc sau đây:

Vị thường sơn (Radix Dichroae) là rễ phơi hay sấy khô của cây thường sơn.

Lá và cành phơi hay sấy khô (Folium Dichroae) được gọi là thục tất.

Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng rễ hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn.

Chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu. Fbrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt do đó có tên này.

Tên thường sơn vì có ở núi Thường Sơn, đất Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay).

Thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1 - 2m, thân rỗng, dễ gãy, vỏ ngoài nhẵn màu tím. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, dài 13 - 20cm, rộng 35 - 90mm, mép có răng cưa mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, gân tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng, khi chín màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt dài không đầy 1mm.

cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Sapa-Lào Cai có mọc.

Tại Trung Quốc cũng có mọc hoang và được trồng để lấy rễ và lá dùng làm Thuốc và xuất khẩu.

Mùa thu vào các tháng 8 -10, người ta đào rễ về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.

Nếu dùng lá hái quanh năm nhưng tốt nhất lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái về rửa sạch, phơi khô. Có thể dùng tươi.

Theo tài liệu cổ thường sơn vị đắng, tính hàn, có độc, thục tất vị cay, tính bình có độc. Vào 3 kinh phế, tâm và can. Có tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.

Thường sơn là một vị Thuốc được dùng từ lâu đời trong đông y để chữa bệnh sốt rét (sốt rét thường hay sốt rét ác tính) rất có hiệu quả. Còn dùng chữa sốt thường. Tuy nhiên nhược điểm của thường sơn là gây nôn. Những ancaloit lấy ra cũng gây nôn.

Trong nhân dân thường có nói muốn bớt nôn cần rửa lá bằng rượu rồi mới dùng nhưng chúng tôi đã có dịp rửa rượu rồi mà vẫn gây nôn.Thường khi dùng thường sơn, phối hợp với nhiều vị Thuốc khác ít nôn hơn.

Liều dùng trung bình 6 -12g dưới dạng Thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị Thuốc khác.

(

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vi-thuoc-tu-cay-thuong-son-y-hoc-co-truyen-15148.html)

Tin cùng nội dung

  • Tết đến, các gia đình thường mua hoa để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, bên cạnh vẻ đẹp, các loại hoa Tết như đào, hoa hồng, cúc vạn thọ, hoa mào gà… còn là những vị Thuốc quý.
  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.