Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Vạng hôi, Chùm gọng, Ngọc nữ biển - Clerodendrum inerme

Theo Đông Y, Vạng hôi Vị đắng, tính hàn, mùi thơm, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Dịch lá có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Thường dùng trị: Phong thấp gân cốt đau; Ðau lưng, đau dây thần kinh hông; Ðau dạ dày; Cảm mạo, sốt; Sốt rét, viêm gan, sưng to gan lách. Lá dùng ngoài trị eczema, nấm tóc, đòn ngã và vết thương chảy máu.

1.Cây Vạng hôi, Chùm gọng, Ngọc nữ biển - Clerodendrum inerme (L.) Gaertn., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu

Mô tả: Cây nhỏ sống nhiều năm mọc đứng cao 1-2m, có khi mọc trườn dài tới 2-3m; cành không lông; vỏ màu nâu tím, bóng. Lá đơn mọc đối, phiến nguyên, xoan bầu dục, dày dày, không lông, gân phụ 5-7 cặp, cuống 6-8mm. Xim 3 hoa màu trắng; đài hình ống, có 5 lá đài; tràng dài 4,5cm, có 3 thùy trắng tim tím; nhị dài thò ra ngoài, màu đỏ tím. Quả hạch tròn, to 10-13mm, có 4 khía tròn.

Ra hoa quanh năm, thường gặp tháng 5-7, quả chín tháng 9-11.

Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Clerodendri Inermis.

Nơi sống và thu hái: Cây phổ biến ở các nước ven biển nhiệt đới và Ðông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, cây mọc ở các vùng đồi (Ninh Bình) và vùng biển từ Bắc vào Nam. Thu hái rễ quanh năm, chủ yếu vào mùa hè thu, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái mỏng, phơi khô.

Thành phần hóa học: Lá chứa chất đắng vô định hình, nhựa, gôm.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, mùi thơm, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Dịch lá có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: 

Thường dùng trị: 

1. Phong thấp gân cốt đau; 

2. Ðau lưng, đau dây thần kinh hông; 

3. Ðau dạ dày; 

4. Cảm mạo, sốt; 

5. Sốt rét, viêm gan, sưng to gan lách. Lá dùng ngoài trị eczema, nấm tóc, đòn ngã và vết thương chảy máu. Liều dùng 10-15g rễ, sắc uống. 

Dùng ngoài lấy lá tươi và cành giã đắp, hoặc nấu nước để rửa. Lá và cành có độc không được dùng uống trong.

Ở vùng Cà Mau, người ta dùng thân cây làm củi đun hay làm gọng hom, lờ bắt cá. Lá và rễ dùng làm Thu*c hạ nhiệt. Quả và thân cây được vạc mỏng, ngâm rượu cùng với mật ong, trứng gà làm Thu*c bổ trị đau lưng.

Ở Ấn Độ, lá dùng dưới dạng Thu*c đắp làm tan hạch xoài; rễ dùng nấu với dầu thành Thu*c xoa bóp trị thấp khớp.

Ở Thái Lan, lá dùng ngoài trị bệnh ngoài da và ghẻ ngứa.

Ðơn Thu*c:

1. Phong thấp gân cốt đau, đau dây thần kinh hông, cảm lạnh: Rễ Vạng hôi 30g, sắc uống.

2. Ðòn ngã tổn thương, đau sau lưng: Giã lá tươi và thêm ít rượu, hơ nóng để đắp ngoài.

3. Toa Thu*c trị đau lưng ở Cà Mau (Minh Hải): 1kg thân Vạng hôi, 10 trứng gà, 2 lít rượu. Trước hết lấy thân dây Vạng hôi, xắt mỏng, sao vàng khử thổ, xong ngâm với 2 lít rượu cho ra hết chất Thu*c màu đỏ rồi lượt bỏ xác, đập 10 trứng gà lấy lòng đỏ quậy tan cho nổi bọt, và lấy mật ong 1 xị cho vào rượu Thu*c. Ngày uống 1 ly nhỏ lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ, có tác dụng bổ, trị suy thận, đau khớp ngang hông.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-vang-hoi-chum-gong-ngoc-nu-bien-clerodendrum-inerme)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY