Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây nọc sởi trị cảm sốt

Theo y học cổ truyền, cây nọc sởi có vị đắng ngọt, tính mát; vào 2 kinh Can và Đảm. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thẩm thấp lợi tiểu, tiêu sưng giảm đau...
cây nọc sởi còn có tên gọi là cỏ vỏ lúa, cỏ ban, châm hương, địa nhĩ thảo, điền cơ vương, điền cơ hoàng, dạ quan môn, người Tày gọi là nhả cam. Là loại cỏ sống hàng năm, thân nhỏ, có nhiều cành, thân nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục, không cuống, trên phiến có những điểm chấm nhỏ trong mờ, soi lên sáng lại càng rõ. Phiến lá dài 7-10mm, rộng 3-5mm. Hoa nhỏ màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá và đầu cành, có cuống dài. Quả nang hình trứng, dài 4mm, mở bằng 3 van dọc. Hạt hình trụ, rất nhỏ, hơi thon, có vạch dọc, chiều dài chừng 1mm. Hoa thường nở vào mùa hè. cây nọc sởi mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường hay gặp ở những ruộng mạ, ruộng bỏ hoang... Để dùng làm Thu*c, người ta thường hái về dùng tươi, nhổ cả cây, rễ; có khi phơi hay sấy khô dùng dần.

Một số bài Thu*c theo kinh nghiệm dân gian

Bài 1: Chữa hôi miệng do viêm họng, sâu răng: cây nọc sởi 30g, rửa sạch,cắt khúc cho vào ấm đổ 700ml sắc còn 200ml nước dùng để súc miệng liên tục trong ngày.

Bài 2: Phòng hỗ trợ điều trị sởi: cây nọc sởi 20g, rửa sạch đổ 500ml nước sắc còn 250ml chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp với kim ngân hoa 12g, rau riếp cá một nắm sắc cùng uống thay trà hàng ngày.

Bài 3: Chữa cảm cúm: cây nọc sởi 15g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml đun sôi cho nhỏ lửa, sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Uống Thu*c còn ấm, dùng liên tục 5 ngày.

Bài 4: Chữa rối loạn tiêu hóa do thức ăn: cây nọc sởi 20g, rửa sạch, cắt khúc cho vào ấm đổ 500ml sắc đặc còn 150, chia 2 lần uống trong ngày. Uống 2 ngày khỏi thì dừng Thu*c, nếu triệu chứng không thuyên giảm cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Bài 5: Chữa cảm sốt: cây nọc sởi 30g, rửa sạch, thái khúc cho 700ml nước, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày, lúc Thu*c còn ấm. Dùng liền 5 ngày.

Bài 6: Chữa bầm tím sưng đau do ngã: cây nọc sởi, rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương băng lại 2 giờ thay băng. Ngày đắp 3 lần, đắp liền 3 ngày.

Lương y Nguyễn Hữu

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-noc-soi-tri-cam-sot-20187.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu tình trạng kém thơm tho của bạn có nguyên nhân từ vùng miệng thì chắc chắn những mẹo vặt dưới đây sẽ khắc phục được.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi rất thường gặp ở nhiều người, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ.
  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh (thực tích).
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY