Mô tả: Dây leo to, leo cao đến 40m; thân to 2,5-5cm. Lá có phiến xoan bầu dục, dài 40-70cm, rộng 30-50cm, xẻ sâu lông chim gần đến gân giữa thành 15-17 thuỳ màu lục sẫm; cuống dài 40-70cm. Mo màu vàng dài 17,5cm, buồng dài 12-20cm; hoa trần, lưỡng tính, hình lục giác; nhị 4; bầu có múi lồi cao, vàng.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào Cai và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc từ Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Tây, Quảng Trị, Kon Tum tới Ninh Thuận, Bình Thuận... thường mọc bám trên những cây gỗ to. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, giảm đau, cầm máu, tiếp cốt tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, chống ho, trừ thấp. Người ta cũng đã xác định được là nước sắc Ráy leo lá rách có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphylococcus aureus, Streptomyces pyogenes, Pseudomonus aeruginosa và Bacillus subtilis.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá, nhất là cuống lá dùng làm Thu*c đắp chữa các vết thương phần mềm có miệng rộng, trị bỏng, tụ máu. Liều dùng 50-100g.
Người ta cũng dùng lá, thân nấu nước rửa. Bình thường người ta nấu dây và cuống lá thành cao lỏng để đắp.
Ở Trung Quốc, thân được dùng chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương, rắn cắn, mụn nhọt sưng lở, ho gà trẻ em, hầu họng sưng đau, cảm mạo, tứ chi tê đau, lưng gối đau do phong thấp.
Chủ đề liên quan:
Caulis et Folium Rhaphidophorae Decursivae Pseudomonus aeruginosa và Bacillus subtilis Radix staphylococcus aureus Streptomyces pyogenes trị bỏng tụ máu