Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Món ăn từ cua đồng trị còi xương, tụ máu Y học cổ truyền

Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, dân giã ở các vùng quê và thành thị nước ta. Canh cua đồng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa...
Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, dân giã ở các vùng quê và thành thị nước ta. Canh cua đồng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng. Trong Đông y, cua đồng còn là vị Thu*c có trị nhiệt tà, thông kinh mạch, mạnh gân xương...

Thịt cua đồng giàu protid, lipid, canxi, phospho, sắt, các vitamin B1, B2, B6 và PP; ngoài ra còn có melatonin. Mai cua còn có chất chitin. Vị mặn tanh, tính hàn, hơi độc, cua đồng có tác dụng tán kết, hoạt huyết, hàn gân xương, trị nhiệt tà trong lồng ngực, thông kinh mạch làm cho ngũ tạng khỏi buồn phiền, giải độc thức ăn, liền gân thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống các vật kết đọng trong người, phá chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc chấn thương, sốt rét. Dùng 100-200g mỗi ngày bằng cách cua sống; tán bột, rang, nấu canh.

còi xương">trị còi xương
trẻ em: cua đồng 100g rửa sạch, bỏ yếm, mai, chân và càng, để ráo, rang nhỏ lửa đến khô và vàng. Xay giã nhỏ mịn, rây lấy bột mịn. Mỗi ngày dùng 1-2 thìa nhỏ bột (5-10g) pha với bột gạo, đun chín.

Giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa: cua đồng 200g, rau đay 100g, mồng tơi 100g, mướp hương 1-2 quả. Cua đồng bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; rau đay, mồng tơi rửa sạch cắt đoạn; mướp gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng. Đun nước cua với gạch đến sôi, gạt phần gạch nổi sang một bên; cho mướp và rau vào, đun đến khi mướp chín trong là được.

Chữa vết thương T*i n*n đụng giập, đau nhức: cua đồng 2-5 con, rửa sạch, giã nát, hòa thêm 1 chén rượu, đun sôi, gạn nước uống, bã đắp vào chỗ đau.

Chữa tụ máu: mai cua và chân cua 30g, xuyên khung 10g, tô mộc 20g, ngải diệp 10g, kê huyết đằng 16g, tục đoạn 18g, thổ phục linh 20g, ngưu tất nam 16g, rễ bưởi bung 16g, đinh lăng 16g, quế tâm 8g, cam thảo 10g. Mai và chân cua sao vàng, cho sắc cùng với dược liệu. Uống trong ngày.

Chữa viêm thận cấp: cua đồng 200-250g, vỏ rễ dâu tươi 50-100g. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch; vỏ rễ dâu rửa sạch thái đoạn; tất cả giã nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống trong ngày.

Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ: cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn; rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2-3 ngày.

Kiêng kỵ: Không dùng loại cua dưới bụng có lông, lưng có chấm sao, chân có khoang. Không được uống nước cua chưa chín do ký sinh trùng sán lá (Paragonimus) thường sống bám trên cua; nếu ký sinh ở ruột sẽ gây đau bụng, tiêu chảy..., nếu chúng ký sinh ở phổi gây tức ngực khó thở, nóng sốt, nổi mề đay..., sống ở gan gây áp-xe gan và ở não sẽ gây các cơn động kinh... Không dùng cho phụ nữ có thai; không uống nước trà hay ăn hồng khi dùng cua.

TS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mon-an-tu-cua-dong-tri-coi-xuong-tu-mau-y-hoc-co-truyen-15033.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Thưa bác sĩ! Em có một người em gái bị T*i n*n giao thông cách đây 1 tuần. Được bác sĩ chuẩn đoán là tụ máu não, nhưng không nói rõ là tụ máu ở vị trí nào. Bây giờ nó cứ buồn nôn, đâu đầu, không ngủ yên giấc...
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY