Ẩm thực hôm nay

10 món ăn tốt cho người đau răng

Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.

Bài 1: Món ăn khi bị đau răng, sâu răng.

1. Cháo dạ dày lợn, củ cải:

Dạ dày lợn chín 100g, củ cải trắng 100g, hành củ 10g, gừng sống 5g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Cho dạ dày lợn và củ cải đã thái vào chảo dầu xào chín, cho tiếp các gia vị vào rồi cho ra bát. Cho gạo đã vo sạch vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín múc vào bát củ cải và dạ dày lợn. Ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: bổ hư, ích khí, chỉ khát, trị đau răng lợi.

2. Cháo sinh thạch cao: thạch cao sống 60 đến 90g, gạo lức 100g. Cho gạo đã đãi sạch và thạch cao vào nồi, đổ 1 lít nước nấu thành cháo, cháo chín bỏ thạch cao, cho đường trắng vào, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: trị vị nhiệt, đau răng, viêm họng, ho, đau đầu, cảm mạo.

3. Canh xương lợn nấu với rễ bồ hòn: xương sống lợn 200g, rễ bồ hòn 30g, bột gia vị vừa đủ. Cho xương sống lợn và rễ bồ hòn vào nồi, đổ 1200ml nước đun cạn còn 400ml, cho gia vị, chia ăn trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, trị đau răng, sưng tấy chân răng.

4. Cháo đậu phụ thương nhĩ: 1 bìa đậu phụ, thương nhĩ tử 25g, gạo lức 100g. Thương nhĩ tử bọc trong túi vải, rồi cho vào nồi cùng đậu phụ và gạo đã vo sạch, nấu thành cháo, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: tản phong, khử thấp, thanh nhiệt, tiêu viêm, chấn thống, trị sâu răng.

5. Cháo huyền sâm với sinh, thục địa: huyền sâm 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, gạo lức 100g. Cho 3 vị vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun kỹ rồi đổ gạo đã vo sạch vào nấu cháo, chia ăn 2 đến 3 lần trong ngày. Công dụng: bổ âm, bổ thận sinh tân, nhuận táo lương huyết, giải độc, trị sâu răng.

Bài 2: Răng lợi chảy máu.

1. Cháo chi tử, ngẫu tiết:

chi tử 10g, ngẫu tiết 15g (đốt ngó sen), thạch cao sống 15g, gạo lức 100g. Cho thạch cao sống vào nước đun 30 phút, rồi cho dành dành và đốt ngó sen vào nấu thành cháo, gạn bỏ bã lấy nước, đổ gạo đã vo sạch vào nấu cháo. Ngày ăn 1 lần, liền trong 7 ngày. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, trị lợi sưng tấy do tràng vị tích nhiệt.

2. Bì lợn nấu táo tàu:

bì lợn 500g, táo tàu 250g, đường phèn 250g. Bì lợn làm sạch, thái miếng, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun to lửa 15 phút rồi chuyển đun nhỏ lửa trong 2 giờ. Táo rửa sạch, luộc nước sôi 15 phút, rồi đun nhỏ lửa 1 đến 2 giờ, đem nhập cả 2 vào đun tiếp. Khi thấy bì lợn chín nhừ, thì cho đường phèn vào trộn đều là được, chia ăn 2 đến 3 lần trong ngày. Công dụng: ích khí bổ âm, dưỡng huyết cầm máu, trị khí âm bất túc chảy máu chân răng, bệnh máu không đông.

3. Cháo dấm, ngọc trúc: ngọc trúc 15g, gạo lức 100g, dấm gạo vừa đủ. Cho nước vào ngọc trúc nấu kỹ rồi bỏ bã, đổ gạo đã vo sạch vào nấu cháo, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: bổ âm, nhuận phế, sinh tân dịch, mạnh dạ dày, trị chảy máu chân răng lâu ngày không khỏi, do vị âm hư suy.

4. Cháo hoa hiên, sinh địa: rau hoa hiên 60g, sinh địa 15g, đốt ngó sen tươi 30g, gạo lức 100g. Cho 3 vị trên vào nồi, đổ nước đun kỹ, lọc lấy nước rồi cho gạo đã vo sạch vào nấu cháo, chia ăn ngày 2 lần. Công dụng: thanh nhiệt, chỉ huyết, giải độc tiêu viêm, trị răng lung lay chảy máu, nhức đầu ù tai.

5. Cháo hà thủ ô với vỏ áo hạt lạc: hà thủ ô 15g, vỏ áo lạc nhân 3g, gạo lức 60g. Hà thủ ô cho vào nước, ngâm mềm rồi ninh lấy nước Thu*c, đổ gạo và vỏ áo lạc nhân, thêm nước vừa đủ nấu cháo, chia ăn trong ngày, liên tục 4 đến 5 ngày. Công dụng: trị thận âm suy tổn, hỏa hư bốc lên làm răng lợi chảy máu.

Lương y: Nguyễn Minh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-10-mon-an-tot-cho-nguoi-dau-rang-900.html)

Tin cùng nội dung

  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, nướu răng,… Người bệnh cần khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị triệt để. Trong quá trình điều trị để răng đỡ đau và đạt kết quả nhanh có thể dùng một số bài Thuốc đơn giản sau:
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY