Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chữa đau răng với cây hoàng mộc

Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
Lá mọc thành chùm 3 - 4 lá, có khi tới 8 lá ở một đốt. Cuống lá ngắn, phiến lá nguyên, hình mác, mép có răng cưa, to, cứng, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng. Hoa màu vàng, mọc thành chùm. Quả mọng, màu đỏ sau đen đen, chứa 3 - 4 hạt. Hoa tháng 5 - 7; quả tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Cây thường mọc hoang ở vùng rừng núi Sa Pa (Lào Cai). Thu hái thân cây và rễ cây, sau đó rửa sạch, cắt ngắn, phơi hoặc sấy khô dùng làm Thu*c.

Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).

Theo nghiên cứu, trong thân và rễ cây hoàng mộc đều chứa 3 - 4% hàm lượng becberin. Hiện cây Thu*c này đang được nhân rộng để dùng làm nguyên liệu chiết xuất becberin điều trị hiệu quả nhiễm khuẩn đường ruột, lỵ... an toàn lại rẻ tiền nên tại nhiều địa phương bà con dùng hạt để gieo trồng và sau 2 - 3 năm đã có thể thu hoạch.

Một số bài Thu*c thường dùng:

Bài 1: chữa đau răng: Hoàng mộc 10g, rượu đế loại cao độ 100ml. Hoàng mộc rửa sạch để ráo nước rồi cho vào lọ ngâm với rượu, ngâm trong 10 ngày. Sau đó dùng rượu Thu*c chấm vào chỗ răng đau.

Bài 2: Chữa lỵ: Hoàng mộc 4g, nước 150ml, sắc uống trong ngày, có thể thêm ít đường cho dễ uống.

Bài 3: Trị các loại cam nhiệt ở trẻ: Hoàng mộc 12g, thanh đại 10g, hoa bạch cẩn 8g, hoa phù dung trắng 8g, ngũ cốc trùng 8g, lô hội 8g, bạch vu di 8g. Tất cả cho vào ấm đổ 600ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, dùng liền 5 ngày.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hoàng mộc 12g, ngũ vị tử 6g, mạch môn 8g. Tất cả đổ 600ml nước sắc uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

Bài 5: Kích thích tiêu hóa: Hoàng mộc 6g, cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày, dùng sau bữa ăn 15 phút. Dùng liền 5 ngày. Hoặc có thể lấy bột hoàng mộc 10g, bột đại hoàng 20g, bột quế chi 15g. Các vị trộn đều để dùng. Mỗi ngày uống 1g với nước ấm, ngày dùng 3 lần, dùng liền 5 ngày. Lưu ý, phụ nữ có thai không được dùng.

Lương y Hữu Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-dau-rang-voi-cay-hoang-moc-817.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo tài liệu cổ cỏ đuôi công có vị cay, ngọt, tính ôn vào hai kinh can và vị. Có tác dụng khử phong thanh nhiệt sáng mắt. Dùng chữa các chứng ho phong nhiệt và mắt đau, đầu nhức, răng đau, cổ họng đau. Hiện nay cốc tinh thảo còn là một vị Thu*c dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân để:
  • Đa số cơn đau họng do virus gây ra, vì thế dùng Thu*c kháng sinh là vô ích. Điều này cũng đúng với bệnh viêm phế quản cấp.
  • Đau răng ngoài việc gây đau dữ dội còn có thể gây nguy hiểm nếu bị nhiễm khuẩn ống tủy. việc phòng chống đau răng nên thực hiện từ khi còn nhỏ.
  • Tết là dịp mọi người ăn uống nhiều hơn những ngày thường, dễ tạo điều kiện các bệnh về đường tiêu hóa phát sinh.
  • Không nên sử dụng lidocain 2% để điều trị đau do mọc răng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do có thể gây ra tác dụng bất lợi nghiêm trọng, thậm chí gây Tu vong
  • Bà Tâm bị đau răng, đã uống Thu*c rodogyl con gái mua cho rồi mà vẫn không khỏi. Bụng thì đói mà chẳng ăn uống gì được. Cứ húp cháo hoài bà thấy người cứ nhão ra.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY