Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Chuẩn bị Thuốc gì cho mấy ngày vui tết?

Tết là dịp mọi người ăn uống nhiều hơn những ngày thường, dễ tạo điều kiện các bệnh về đường tiêu hóa phát sinh.
Tết là dịp mọi người ăn uống nhiều hơn những ngày thường, dễ tạo điều kiện các bệnh về đường tiêu hóa phát sinh. Ngày tết thường tiết trời se lạnh dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp... cho nên, việc chuẩn bị một số Thuốc thiết yếu cho mấy ngày tết là hết sức cần thiết.

hạ sốt:

Đây là Thuốc cần có cho mọi gia đình, với công thức thông dụng là Acetaminophen. Thuốc có tác dụng giảm đau như: đau đầu, đau lưng, nhức mỏi, hạ sốt, với nhiều tên biệt dược khác nhau: Efferalgan, Tylenol, Panadol, Paracetamol... uống liều tính theo cân nặng, trung bình 10mg/kg cân nặng. Ví dụ: người lớn 50kg thì dùng viên 500mg, có thể dùng 2 - 3 lần/ 24 giờ; với trẻ em có cân nặng khoảng 10 kg thì dùng 100 - 150mg. Nếu bé bị sốt, liều có thể lặp lại sau 4 giờ, và không quá 4 lần/24 giờ. Thuốc gây độc cho gan nên không dùng ở người có men gan tăng cao và viêm gan.

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp trong dịp tết, nhất là trẻ em, với triệu chứng đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, nôn ói. Khi tiêu chảy nhiễm trùng, có sốt, hoặc ngộ độc thức ăn với biểu hiện tiêu chảy nhiều lần, phân mùi tanh, có máu, kèm nôn ói, đau bụng dữ dội, kèm theo sốt, người lớn và trẻ em đều phải nhập viện, không được tự ý dùng Thuốc. Trường hợp nhẹ điều trị ở nhà thì có thể dùng một trong các loại Thuốc như: Smecta, khi bị tiêu chảy thông thường, mỗi lần 1 gói, ngày uống 2 - 3 gói. Nếu tiêu chảy có đau bụng quặn nhiều thì dùng Spasmaverin, Buscopan, mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 - 3 lần. Nếu tiêu chảy không cầm được thì dùng Thuốc Imodium với liều mỗi lần uống 1 viên, uống 2 - 3 lần trong ngày, Thuốc không dùng cho trẻ em. Với trẻ em nôn ói thì dùng Oresol còn gọi là nước biển khô, 1 gói pha với 1 lít nước chín đun sôi để nguội, cho trẻ uống bù từ 30 - 50ml dung dịch đã pha sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay ói.

Khi đau bụng đã được chẩn đoán đau dạ dày trước đó, có ợ hơi, ợ chua dùng Omeprazol 20mg, mỗi lần 1 viên, ngày 1 - 2 lần, hay dùng Phosphalugen, phối hợp với Thuốc trên mỗi lần uống 1 gói, ngày 2 - 3 lần.

Khó tiêu, đầy bụng, cần trữ Thuốc kháng axít có chứa chất chống đầy hơi thì dùng Domperidon tên biệt dược là Motilium-M, với trẻ em thì dùng dạng xirô, với liều 0,25 - 0,5mg/kg thể trọng, uống 3 - 4 lần/ 24 giờ và dùng không quá 80mg/ 24 giờ. Thuốc chống nôn Metoclopramid (Primperan), liều dùng các Thuốc này thường là 1 viên/lần nếu chưa cải thiện có thể lặp lại 2 lần trong ngày.

Ngày tết dễ bị ứng nhất là dị ứng thức ăn, Thuốc cần chuẩn bị là Loratadine 10mg, với tên thương mại là Clarityne. Liều dùng cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn thì uống 1 viên/ 24 giờ; nếu là trẻ em từ 2 - 11 tuổi thì dùng dạng xirô, 1 muỗng cà phê/ 24 giờ hoặc với trẻ em có thể dùng Chlorpheniramine 4mg. Người lớn hạn chế sử dụng vì Thuốc gây ngầy ngật buồn ngủ, sẽ mất vui cho ngày tết

Thời tiết vào những ngày tết, tiết trời se lạnh dễ bị sổ mũi hay viêm long đường hô hấp trên, Thuốc cần chuẩn bị là Thuốc chống sổ mũi như Otilin hay Otrivin, Thuốc dùng xịt trực tiếp vào khi nghẹt mũi, Thuốc có tác dụng ngay. Hoặc có thể sử dụng Flixonase cũng xịt mũi nhưng có tác dụng chậm và kéo dài hơn. Có thể dùng Thuốc uống Actifed, uống 1 viên/ lần, có thể lặp lại lần 2 trong 24 giờ, Thuốc có tác dụng khá nhanh, nhưng cần kèm Thuốc co mạch nên hết sức thận trọng người bệnh tim mạch. Cũng cần chuẩn bị thêm một ít Thuốc trị ho viên uống Toplexil, Terpin codein, ngày uống 2 lần vào lúc no, không dùng cho trẻ em, hay viên ngậm Peptol, Tussils. Với trẻ em thì Thuốc dạng xirô Atussin.

Nhóm Thuốc này rất cần thiết, vì đau răng hay bị áptơ thì mất vui cho ngày tết, cần chuẩn bị týp Thuốc Kamistad Thuốc thoa trực tiếp vào trong niêm mạc miệng, Thuốc có mùi thơm dễ chịu, kháng viêm, giảm đau nhanh, có thể 3 - 4 lần trong ngày.

ngộ độc rượu:

Ngày tết nhà nhà thường sử dụng rượu bia, cho nên việc chuẩn bị phòng chống ngộ rượu là việc làm cần thiết, để xác định một trường hợp ngộ độc rượu cấp tính, năm 1987 Hội Tâm thần Mỹ đã đưa ra 4 tiêu chuẩn:

1. Ở người vừa uống rượu xong, có mùi rượu.

2. Thay đổi hành vi như tính tình không ổn định, suy giảm khả năng phán đoán, giảm khả năng chuyên môn, ức chế T*nh d*c, có thái độ hung hăng thù địch.

3. Có ít nhất một trong các dấu hiệu sau: nói lắp, mất đồng vận, đi loạng choạng, lay chóng mắt, đỏ bừng mặt.

4. Không có bất kỳ một thực thể, tâm thần nào khác.

Xử trí ngộ độc rượu cấp bằng vitamin B1. Vitamin B1 được sử dụng trước khi sử dụng nước đường (glucose), vì vitamin B1 là Cofactor của chuyển hóa qua lại của Pyruvate (Pyruvic acid) và glucose. Vitamin B1 tham gia trong chu trình Krebs, do đó nếu dùng dung dịch glucose trong tình trạng thiếu vitamin B1, do tăng sử dụng trong phản ứng oxy hóa khử của rượu, thì sẽ đưa đến tăng Pyruvat cả trong máu và trong não và Pyruvate sẽ gây độc cho não. Liều thường dùng 250 - 1.000mg bằng đường uống hay tiêm bắp.

Nguyên nhân say tàu xe là do sự thay đổi chất dịch ở tai trong khi di chuyển trên các phương tiện chuyển động, gây ra sự thay đổi và tăng tiết dịch ở tai trong, từ đó gây ra một kích thích có cảm giác khó chịu, đặc biệt là ở dạ dày… Để phòng được chứng say tàu xe, trước khi đi 15 - 20 phút nên uống Thuốc chống say tàu xe như: Nautamin viên 90mg, người lớn và trẻ em > 13 tuổi: 1 - 1,5 viên; trẻ em 5 - 13 tuổi: 1 viên; trẻ em 2 - 5 tuổi: 1/2 viên; sau đó 1/2 viên cho 4 giờ sau đối với người lớn, 1/4 viên với trẻ em 8 - 15 tuổi, 1/6 viên với trẻ em 2 - 7 tuổi.

Ngoài các Thuốc đã chuẩn bị như trên cũng cần chuẩn bị thêm các loại bông băng gạc và Thuốc sát khuẩn, như bông gòn, oxy già, băng cá nhân… đề phòng khi có vết thương trong T*i n*n sinh hoạt.

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chuan-bi-thuoc-gi-cho-may-ngay-vui-tet-13781.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.