Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

5 bí quyết giúp bạn cứu nguy khi bị đau răng

Bạn muốn giảm đau nhức răng ngay lập tức thì hãy chú ý những phương pháp dưới đây.

Lá trầu không trị nhức răng đơn giản

Bạn có thể giúp giảm đau răng vô cùng hiệu quả.

Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi hòa với chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút sẽ làm răng hết đau răng trong vòng 15 phút.

Nước đá

Đây là cách thức rất dễ dàng nhưng không mấy ai để ý mỗi khi có hiện tượng đau răng. Bạn hãy lấy khăn sạch dùng nước đá bỏ vào trong chiếc khăn đó. Bạn bọc đá lại, hơi đá bắt đầu tỏa ra và bạn bắt đầu xoa vào chỗ đau. Chỉ một chút thôi là bạn sẽ cảm thấy khu vực răng đang bị đau có phần hơi tê vì cảm giác lạnh. Sau đó cảm giác đau nhức dần dần giảm. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn nên đi khám bác sĩ.

Mẹo vặt chữa đau răng từ khoai tây

Xắt một lát khoai tây, giã nát rồi đắp lên trên chỗ răng đau trong khoảng 15 phút. cách chữa đau răng này sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Nước muối

Chúng ta thường nghe về một số tác động tiêu cực của muối khi đi vào cơ thể chúng ta như làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, muối cũng rất có ích và thực sự cần thiết cho cơ thể của chúng ta.

Bạn có thể chuẩn bị nước muối khá dễ dàng: lấy ​​hai đến ba muỗng cà phê muối cho vào một ly và đổ một ít nước ấm vào. sau đó ngậm hỗn hợp trong khoảng 15 phút.

Bạn không nên nuốt nước muối, mà chỉ súc miệng để nước muối tràn qua các kẽ răng và nướu. biện pháp khắc phục này không tốn kém nhưng lại được coi là một trong những cách hữu ích và hiệu quả để điều trị đau răng.

Nước oxy già ( 3% )

Nước oxy già có thể tiêu diệt vi khuẩn và giúp bạn thoát khỏi sự khó chịu khi bị đau răng. Bạn có thể mua nước oxy già trong bất kỳ cửa hàng dược phẩm địa phương nào.

Chất lỏng này cũng có thể tạm thời làm răng bớt đau. Tuy nhiên, nước oxy già chỉ dùng để súc miệng, bạn nên nhổ ra và súc lại bằng nước sạch 3 đến 4 lần.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/5-bi-quyet-giup-ban-cuu-nguy-khi-bi-dau-rang-27999.html?fbclid=IwAR1iEUpCDFNFA3kAilxYvOT-PXNSP42DgyRs8xQutO8dgTByvTYkTeHB21A

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-bi-quyet-giup-ban-cuu-nguy-khi-bi-dau-rang/20210703104205453)

Tin cùng nội dung

  • Bà Tâm bị đau răng, đã uống Thu*c rodogyl con gái mua cho rồi mà vẫn không khỏi. Bụng thì đói mà chẳng ăn uống gì được. Cứ húp cháo hoài bà thấy người cứ nhão ra.
  • Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh rất tốt, đặc biệt với bà bầu.
  • Lá trầu không không chỉ giúp trị mụn mà còn giúp trị nám, tàn nhang một cách nhanh chóng.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Ngoài việc dùng để ăn trầu, nhiều nơi còn dùng lá trầu không như một vị Thu*c dân gian để trị rất nhiều bệnh.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY