Cây thuốc quanh ta hôm nay

Trị nám, tàn nhang hiệu quả với lá trầu không

Lá trầu không không chỉ giúp trị mụn mà còn giúp trị nám, tàn nhang một cách nhanh chóng.
lá trầu không có chứa nhiều nước, muối khoáng, protein, chất xơ, carbohydrate cùng nhiều loại khoáng chất khác như kẽm ,canxi rất cótác dụng kìm chế và đẩy lùi các melamin. Bên cạnh đó, 1 số thành phần trong lá trầu không còn có công dụng trị nám tàn nhang và khử trùng khá tốt.

Cách dùng lá trầu không trị nám

Rửa sạch lá trầu không, có thể ngâm sơ qua nước muối để làm sạch.

Cho nắm lá trầu không vào nồi sạch. Đổ nước lã vào ngập hơn mặt lá từ 1 -1,5 đốt ngón tay rồi cho lên bếp đun sôi khoảng 30 phút.

lá trầu không cho vào máy xay nhuyễn với một chút nước luộc. Bỏ lá trầu không đã được xay thật nhuyễn và nồi nước lá trầu không rồi tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi lá trầu được cô đặc như keo sền sệt.

Bỏ keo vào 1 hũ sạch để trong tủ lạnh, đậy kín. Mỗi lần dùng, lấy muỗng múc ra 1 ít.

Rửa mặt sạch rồi lấy trầu không keo bôi lên mặt như làm mặt nạ khoảng 15-30 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước.

Làm liên tục mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày liên tiếp. Sau đó 1 tuần làm 1 lần (đối với những vết nám nhẹ, còn những vết đậm thì có thể sử dụng thời gian lâu hơn).

Lưu ý khi dùng lá trầu không đắp mặt

Chỉ sử dụng trên vùng da có nám, không thoa rộng hết mặt

Chỉ đắp hỗn hợp trong khoảng 10 phút, không lên quá lâu.

Đắp 10 ngày liên tục sau đó chuyển sang 1 tuần 1 lần.

Trong thời gian trị nám tàn nhang bằng lá trầu không bạn nên bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tri-nam-tan-nhang-hieu-qua-voi-la-trau-khong-6247.html)

Tin cùng nội dung

  • Tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng hôi nách lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và giao tiếp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc y học cổ truyền đơn giản giúp cải thiện tình trạng này.
  • Bạch thau còn có tên bạc sau, bạch hoa đằng… Tên khoa học: Argyreia acuta Luor., họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
  • Nấm da chân (còn gọi là “nước ăn chân”) biểu hiện là các mụn nước ở các kẽ ngón chân, lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt, gây đau và ngứa ngáy, rất khó chịu,…
  • Tàn nhang và nốt ruồi là những điểm màu nâu và phẳng. Tàn nhang là những vết sắc tố nhỏ bằng đầu đinh gim xuất hiện ở người trẻ, nữ nhiều hơn nam và hay gặp ở những người có làn da trắng, mỏng.
  • Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh rất tốt, đặc biệt với bà bầu.
  • Theo y học hiện đại, tàn nhang là do những rối loạn về nội tiết và các yếu tố gây căng thẳng thần kinh tạo nên.
  • Ngoài việc dùng để ăn trầu, nhiều nơi còn dùng lá trầu không như một vị Thu*c dân gian để trị rất nhiều bệnh.
  • Tàn nhang là do tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời hoặc phong tà xâm nhập, nguyên nhân bên trong thì liên quan nhiều với thận thủy bất túc
  • Tàn nhang là một bệnh da liễu thuộc vùng mặt, hay gặp ở phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc tiền mãn kinh và nam giới giai đoạn trung lão niên. Ngoài ra còn gặp ở những người bị bệnh gan mật và một số bệnh mạn tính khác.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY