Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bạc thau - vị Thuốc điều kinh, giải độc Y học cổ truyền

Bạch thau còn có tên bạc sau, bạch hoa đằng… Tên khoa học: Argyreia acuta Luor., họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Bạc thau còn có tên bạc sau, bạch hoa đằng… Tên khoa học: Argyreia acuta Luor., họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Cây có ở các tỉnh phía Bắc, mọc ở các bờ bụi, trên triền đồi núi đá vôi. Bạc thau vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng điều kinh, sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc. Thường được dùng trong dân gian, làm Thuốc chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh, bạch đới, bí tiểu tiện, đái ít, rát buốt, nước tiểu đục, mụn nhọt lở ngứa, sốt rét, viêm khí quản cấp và mạn, ho.

Chữa khí hư, kinh nguyệt không đều:

Bài 1: lá bạc thau 10g, rễ xích đồng nam 10g, vỏ thân mía tía 10g, rễ cỏ tranh 10g, rễ móc diều 8g, cỏ hàn the 8g, lá huyết dụ 8g. Phơi khô. Sắc uống.

Bài 2: bạc thau 20g, rau dền gai 15g. Sắc uống.

Chữa rong kinh, rong huyết:

Bài 1: lá bạc thau 30 - 40g, rửa sạch, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước để uống. Bã đắp lên đỉnh đầu (Nam dược thần hiệu).

Bài 2: lá bạc thau 20g, ngải cứu 20g, lá bạch đầu ông 20g. Giã nát vắt lấy nước để uống.

Chữa băng huyết: lá bạc thau 10g, ngổ trâu 16g, sao vàng. Sắc uống trong ngày. Dùng trong 5 - 7 ngày. Có thể dùng dạng tươi với liều gấp 3 - 5 lần, rửa sạch, giã nát, thêm nước vắt lấy nước để uống.

Ngoài ra, bạc thau còn được dùng chữa các bệnh:

Chữa mụn nhọt, lở loét: lá bạc thau 30g, lá xuyên tiêu 30g, lá trầu không 20g, Thuốc lào 5g. Giã nát, đảo trên chảo cho nóng, đắp vào chỗ lở loét và băng lại. Mỗi ngày thay 1 lần. Hoặc lá bạc thau khô giã nhỏ mịn, rắc vào vết loét. Thuốc có tác dụng ngừng chảy nước vàng.

Chữa sưng tấy ứ huyết:

Bài 1: lá bạc thau 10g, lá quýt rừng 10g. Sắc uống.

Bài 2: lá bạc thau tươi 30g, lá xuyên tiêu 30g, lá dây đòn gánh 30g. Giã nát. Cho vào chảo, đảo nóng với ít rượu. Đắp lên chỗ sưng đau. Ngày làm 1 lần.

Chữa ho trẻ em: lá bạc thau 6 - 8g, lá chua me 6 - 8g, lá xương sông 6 - 8 g. Giã nát, vắt lấy nước cho uống (có thể thêm ít đường phèn cho dễ uống)

Chữa lở ngứa, rôm sảy, ghẻ lở: Lấy lá bạc thau nấu với nước để tắm, rửa.

Ngoài loài bạc thau trên, còn một số loài sau:

Bạc thau hoa đầu (Argyreia capitata Luor.): được dùng trong dân gian chữa rong kinh, rong huyết, chữa gãy xương và bong gân.

Bạc thau lá mềm (Argyreia mollis (Burn. F.) Choisy.) có từ Quảng Trị trở vào. Lá được làm Thuốc đắp mụn nhọt.

Bạc thau lá tù, bạc thảo (Argyreia obtusifolia Luor.): có ở Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng. Người dân địa phương dùng lá chữa cảm cúm.

Bạc thau xám tro, bạc thau nhóm (Argyreia osyrenssis (Roth.) Choisy: có ở Kon Tum, Đắk Lắk.

Bạc thau Malabar (Argyreia malabarica Choisy.) mới thấy có ở Kon Tum.

Bạc thau tím, thảo bạc gân (Argyreia nervossa (Burn. F.) Bojer: được nhập từ Ấn độ, có ở TP. Hồ Chí Minh.

TS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bac-thau-vi-thuoc-dieu-kinh-giai-doc-y-hoc-co-truyen-15211.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Bạch mao căn là rễ cỏ tranh mọc ra nhỏ như sợi tóc màu trắng. Theo Đông y, bạch mao căn có vị cam hàn.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY