Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây nọc sởi giải độc, trị viêm

Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
cây nọc sởi hay còn gọi là cây ban, cây địa nhĩ thảo (Hypericum japonicum Thunb). Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.

Theo YHCT, nọc sởi có vị đắng, ngọt, tính mát hoặc bình. Quy vào kinh tâm, can, thận. Có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, tán ứ tiêu thũng, giảm đau, lợi tiểu. Theo kinh nghiệm dân gian, ở nước ta, nọc sởi dùng để trị lên sởi ở trẻ em, trị viêm gan vàng da, các vết thương sưng đau, sâu răng, mụn nhọt, hôi miệng, ho, rắn cắn. Khi dùng để giải độc sởi, có thể thu hái toàn cây, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần.

Một số bài Thu*c trị bệnh có dùng nọc sởi:

Giải độc sởi: dùng 50g nọc sởi tươi hoặc 20g khô, sắc lấy nước, thêm chút đường quấy đều, uống ngày 2 - 3 lần, trước khi ăn, hoặc phối hợp với 4 - 6g kim ngân hoa cùng sắc uống. Nếu kèm theo sốt, cùng sắc với diếp cá, nhọ nồi đồng lượng. Nếu kèm theo ho, phối hợp với 6g cây cóc mẳn, hoặc 6g bách bộ cùng sắc uống.

Trị viêm gan cấp tính, vàng da: nọc sởi 40g sắc uống trong ngày.

Trị viêm thận cấp: nọc sởi 50g, táo Thu*c 12g, sắc uống 3 lần trong ngày.

Nọc sởi có thể dùng ngoài dưới dạng nước sắc để rửa, trị viêm kết mạc, viêm niêm mạc miệng: lấy 50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, rồi lau rửa vào chỗ viêm, ngày 2 - 3 lần.

Trị mụn nhọt sưng đau, lở loét: nọc sởi nấu thành cao, bôi nơi bị bệnh.

Ngoài ra còn có thể dùng nọc sởi chữa rắn cắn bằng cách lấy cây tươi giã nát, thêm ít băng phiến, trộn đều, đắp vào nơi rắn cắn sau khi đã được chích rộng ra.

Cần lưu ý, phân biệt nọc sởi với cây lưỡi rắn, hay còn gọi là cây xương cá.

GS. TS. Phạm Xuân Sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-noc-soi-giai-doc-tri-viem-822.html)

Chủ đề liên quan:

cây nọc sởi giải độc trị viêm

Tin cùng nội dung

  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Tôi bị viêm tai giữa, đã điều trị nhưng không khỏi. Thỉnh thoảng tai tôi vẫn bị chảy mủ. Xin hỏi, tôi phải làm thế nào để thoát khỏi tình trạng bệnh này?
  • (Mangyte) - Tôi 46 tuổi, bị viêm xoang mạn và đã dùng Thông xoang tán được 5 hộp. Hiện tại, tôi còn bị bệnh khớp.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Tôi bị viêm dạ dày trào ngược (đã nội soi), bác sĩ kê đơn cho Thu*c uống mà không đỡ. Xin hỏi bệnh của tôi phải điều trị như thế nào.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY