Bài thuốc dân gian hôm nay

Huyền sâm giải độc tiêu viêm

Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.

Theo YHCT, huyền sâm có vị ngọt hơi đắng, tính hàn. Quy kinh phế, vị, thận. huyền sâm được xếp vào loại Thu*c thanh nhiệt giáng hỏa, sinh tân, dưỡng huyết, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, nhuyễn kiên tán kết, tức làm mềm các khối rắn, như nhọt độc, u, cục, lao hạch. Ngoài ra còn có tác dụng tiêu khát, tư bổ thận âm.

Một số bài Thu*c trị bệnh có dùng huyền sâm:

Trị viêm họng, viêm amidan, mụn nhọt, lở ngứa:

huyền sâm, sài đất, thổ phục linh, mỗi vị 10-12g, cam thảo 6 g. Sắc uống, ngày một thang, uống liền tới khi hết các triệu chứng.

Trị ho lâu ngày do phế âm hư, huyết hư:

huyền sâm, đương quy, bạch thược, cát cánh, mỗi vị 6g, mạch môn, sinh địa, mỗi vị 8g, bách hợp 10g, thục địa 12g, cam thảo 4g. Dưới dạng Thu*c sắc, ngày một thang, uống liền 3 - 4 tuần lễ.

Trị sốt cao, mụn nhọt, mẩn ngứa:

huyền sâm, sinh địa, kim ngân hoa, liên kiều, bột sừng trâu, mạch môn, mỗi vị 12g, đạm trúc diệp 10g, đan sâm 8g, hoàng liên 6g. Sắc uống, ngày một thang, uống tới khi hết các triệu chứng.

Trị u, nhọt kết thành khối rắn:

huyền sâm, liên kiều, mỗi vị 16g, mẫu lệ, hạ khô thảo, mỗi vị 12g, bối mẫu 8g. Dưới dạng Thu*c sắc, ngày một thang, uống liền tới khi hết các triệu chứng.

Trị viêm hạch, lao hạch, nhọt vú:

huyền sâm 20g, nga truật, xạ can, bồ công anh, mộc thông, mỗi vị 10g. Sắc uống, ngày một thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị tiểu đường có khát nhiều, táo nhiều:

huyền sâm 16g, sinh địa, thiên hoa phấn, mỗi vị 20g, mạch môn, tri mẫu, mỗi vị 12g, thạch cao 40g, hoàng liên 4g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần. Uống 3- 4 tuần lễ, nghỉ 1 tuần. Uống lại.

Trị tiểu đường mà phế, vị đều nhiệt:

huyền sâm 15g, hoàng cầm, hoàng liên, mần tưới, mỗi vị 6g, thương truật 9g, hạnh nhân 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần. Uống 3- 4 tuần lễ, nghỉ 1 tuần. Uống lại.

Trị loét miệng:

huyền sâm 12g, sinh địa, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16g, sa sâm, mạch môn, hoàng bá, ngọc trúc, mỗi vị 12g, tri mẫu, đan bì, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần. Uống tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Do vị Thu*c có tính lạnh, nên không dùng cho những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng. liều lượng chung thường từ 6 – 12g.

Theo Sức khoẻ & đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-huyen-sam-giai-doc-tieu-viem-147.html)

Tin cùng nội dung

  • Những thực phẩm từ thiên nhiên giúp giải độc gan cực tốt mà bạn không thể bỏ qua.
  • Lựa chọn các loại nước ép rau giúp giải nhiệt mùa hè và phòng bệnh sẽ là một biện pháp hữu hiệu.
  • Theo y học cổ truyền, cỏ mật cá có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực....
  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY