Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hỗ trợ 2 anh em ngộ độ Botulinum về điều trị phục hồi tại bệnh viện địa phương

(HNMO) - Ngày 9-6, Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin, sau một thời gian chữa trị tích cực, 2 anh em ruột bị ngộ độ Botulinum được gia đình chuyển về Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang để tiếp tục điều trị.

(hnmo) - ngày 9-6, bệnh viện chợ rẫy thông tin, sau một thời gian chữa trị tích cực, 2 anh em ruột bị ngộ độ botulinum được gia đình chuyển về bệnh viện đa khoa hậu giang để tiếp tục điều trị.

Tiến sĩ, bác sĩ nguyễn thị thủy ngân, phó trưởng khoa bệnh nhiệt đới, bệnh viện chợ rẫy cho biết, sau một thời gian được chăm sóc tích cực, 2 bệnh nhân đã bắt đầu bước vào giai đoạn nuôi dưỡng nâng cao thể trạng và tập vận động thành bụng. hai bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc được. 

Người anh thực hiện được một số y lệnh đơn giản, khả năng tự thở vẫn hạn chế. Đây là bệnh nhân có sức cơ khá hơn khi nhập viện nhưng diễn tiến xấu dần. Người em là bệnh cảnh nặng hơn, đến nay tỉnh táo, gọi biết, gật đầu nhưng chưa thực hiện được y lệnh hay vận động đơn giản. 

Hiện nay, sinh hiệu hai bệnh nhân đều ổn định. Nhằm dự phòng các nguy cơ lây nhiễm cũng như thuận tiện cho việc chăm sóc của gia đình, 2 bệnh nhân đã được chuyển về bệnh viện địa phương để tiếp tục điều trị.

Theo Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi tìm hiểu thông tin về hoàn cảnh của 2 bệnh nhân, đơn vị đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ 2 bệnh nhân được 130 triệu đồng để chi trả các phần điều trị ngoài danh mục bảo hiểm y tế trong tổng số tiền điều trị hơn 300 triệu đồng.

Hai anh em (26 và 18 tuổi) quê ở hậu giang, ngụ tại thành phố thủ đức, được xác định ngộ độc botulinum từ thực phẩm hôm 13-5 sau khi ăn bánh mỳ kẹp chả lụa bán dạo. đúng thời điểm đó, thành phố hồ chí minh và cả nước hết thuốc giải độc botulinum. ngày 24-5, tổ chức y tế thế giới đáp ứng đề nghị của bộ y tế việt nam, đã chuyển một số lọ thuốc giải độc (bat) về thành phố hồ chí minh. tuy nhiên, 2 anh em đã hết thời hiệu dùng biệt dược này. quá trình hồi phục trông chờ vào phác đồ điều trị của các bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1066637/ho-tro-2-anh-em-ngo-do-botulinum-ve-dieu-tri-phuc-hoi-tai-benh-vien-dia-phuong)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị ngộ độc rượu, nạn nhân sẽ mất khả năng vận động tự chủ, không điều khiển được hành vi, gây ngừng thở và có thể Tu vong.
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY