Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những thực phẩm đại kỵ với mật ong, tránh ăn chung kẻo ngộ độc chết người

Mật ong là thực phẩm tuyệt vời cho cơ thể nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi kết hợp với những thực phẩm 'đại kỵ', mật ong có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm cho người dùng.

Những thực phẩm đại kỵ với mật ong

Các sản phẩm làm từ đậu tương (đậu nành)

Ăn đậu phụ, tàu hũ, sữa đậu nành với mật ong có thể sẽ tạo ra hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, người mắc bệnh tim mạch dùng hai thực phẩm này cùng nhau trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Cua

Tuy không đến mức gây nên nhiều hệ quả xấu như cá chép nhưng cua cũng được đánh giá là một loại động vật không nên dùng chung với mật ong dù cho bất kỳ đối tượng nào.

Tính hàn của những con cua khi dùng chung với mật ong sẽ tạo nên phản ứng kích thích rất rõ.

Và triệu chứng thường thấy nhất khi dùng chung 2 nguyên liệu này với nhau chính là các biểu hiện kích thích đường ruột, gây nên chứng tiêu chảy ngay sau khi sử dụng.

Cơm

Hai thực phẩm này khi tách riêng đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn chung cơm với mật ong sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Cá chép

Những món 'đại kỵ' với mật ong, có thể gây ngộ độc chết người nếu cố tình ăn chung ảnh 1

Ảnh minh hoạ.

Kết hợp cá chép với mật ong có thể gây ra trúng độc. Trong trường hợp này cần dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.

Cá diếc

Cá diếc cùng họ với cá chép, để không xảy ra tình trạng ngộ độc thì không nên kết hợp chúng với nhau.

Hẹ

Theo dân gian, dùng hẹ và mật ong hấp lên lấy nước uống là cách trị ho cho an toàn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Cách này chỉ có tác dụng nếu trẻ có hệ tiêu hóa ổn định. Hẹ chứa nhiều vitamin C, khi kết hợp với mật ong có thể gây ra tiêu chảy.

Thì là

Kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể khiến gan bị tổn thương, sưng, đau mắt đỏ.

Hành tây

Những món 'đại kỵ' với mật ong, có thể gây ngộ độc chết người nếu cố tình ăn chung ảnh 2

Hành tây chứa nhiều dưỡng chất. Chúng sẽ phản ứng với axit hữu cơ và enzyme trong mật ong để tạo ra những chất có hại, kích thích đường tiêu hóa, gây chướng bụng, tiêu chảy.

Sắn dây

Sắn dây là một loại bột uống rất mát cho cơ thể. Do củ sắn dây được coi là một trong những loại củ có giá trị lớn nhất, vừa ăn được lại vừa có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nhưng uống mật ong với bột sắn dây cực kì nguy hiểm, có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Nước sôi

Mật ong có chứa nhiều enzyme, vitamin và các khoáng chất. Nếu sử dụng nước sôi để pha mật ong, các thành phần dinh dưỡng sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, làm thay đổi mùi vị và màu sắc. Bạn chỉ nên dùng nước 35 độ C để pha mật ong.

Những món 'đại kỵ' với mật ong, có thể gây ngộ độc chết người nếu cố tình ăn chung ảnh 3

Những người đại kỵ với mật ong

Trẻ dưới 1 tuổi

Các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ em dưới 1 tuổi không được uống mật ong. Bởi trong quá trình pha chế, vận chuyển, mật ong dễ bị ô nhiễm botulinum. Các bào tử Clostridium botulinum vẫn thích nghi và có thể tồn tại trong nhiệt độ 100 độ C.

Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh yếu, chức năng giải độc gan cũng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, botulinum dễ dàng xâm nhập vào thành ruột, kết hợp với một số chất tạo ra độc tố, gây ngộ độc.

Người bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cabohydrat, protein, mỡ khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao gây phá hủy mạch máu nuôi dưỡng cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, thận, mắt, dây thần kinh dẫn tới biến chứng như suy thận, mù lòa, hoại tử chi,… Bởi thế, nên hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm chứa chỉ số đường huyết thực phẩm cao như mật ong để tránh làm gia tăng lượng đường trong máu.

Người rối loạn chức năng đường ruột

Mật ong có thể làm cho đường ruột co thắt mạnh, dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột, gây ra các chứng như đi ngoài, táo bón...

Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được sử dụng mật ong. Bởi mật ong kích thích tử cung co lại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.

Người bị bệnh huyết áp thấp và đường trong máu thấp

Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Người có mức đường huyết thấp uống mật ong vì dễ gặp biến chứng, vì vậy “kỵ” sử dụng.

Người vừa mới phẫu thuật

Người mới phẫu thuật mất máu nhiều, cơ thể rất yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất bổ, dễ làm cho gan chướng, nghẽn khí, gây chảy máu ngũ quan.

Người bị xơ gan

Xơ gan là một bệnh gan mạn tính được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Mặc dù, bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp để uống mật ong, vì monosaccharide trong mật ong có thể làm giảm gánh nặng cho gan, nhưng ở bệnh nhân xơ gan không uống rượu mật ong, bởi vì nó sẽ làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh này.

Người dễ bị dị ứng

Mật ong không thích hợp cho những người bị dị ứng. Những ai bị dị ứng phấn hoa, cần tây và các dị ứng khác liên quan đến hoạt động của ong không nên ăn mật ong, có thể gây độc cho người bị dị ứng.

Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo.

- Video: Làm thế nào để biết bạn đang ăn thừa muối? Nguồn: Báo Phụ nữ.

Theo Thanh Huyền/Tiền phong

Link bài gốc Lấy link

https://tienphong.vn/nhung-thuc-pham-dai-ky-voi-mat-ong-tranh-an-chung-keo-ngo-doc-chet-nguoi-post1571286.tpo

Theo Thanh Huyền/Tiền phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-thuc-pham-dai-ky-voi-mat-ong-tranh-an-chung-keo-ngo-doc-chet-nguoi/20231207080318448)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY