Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
Khi ăn phải chất độc của cóc, vài giờ sau nạn nhân thấy chóng mặt, quay cuồng, đầu ngón tay ngón chân đau như kim chích, tiếp theo là ói mửa dữ dội, tiêu chảy, đau bụng, nhịp tim đập chậm lại, tuột huyết áp. Phần lớn Tu vong do rối loạn dẫn truyền thần kinh tim không hồi phục. Một số trường hợp xuất hiện suy thận cấp, suy gan.
Da cóc tiết ra chất nhầy màu trắng, dính như keo gọi là nhựa cóc. Nếu chẳng may tay chân, mắt, miệng... dính nhựa da cóc cần nhanh chóng rửa vùng tiếp xúc nhiều lần bằng nước sạch. Trường hợp vùng tiếp xúc bị rát bỏng hoặc sưng phồng thì đưa nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nếu đã ăn
thịt cóc có chất độc phải nhanh chóng kích thích cho nạn nhân nôn ói càng sớm càng tốt, sau đó đưa vào bệnh viện.
Theo đông y,
thịt cóc rất giàu đạm, chữa bệnh suy dinh dưỡng trẻ em. Mặc dù vậy, mọi người không nên tự ý chế biến món ăn vì nếu thịt còn lẫn chất độc sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều đáng nói ở đây là trẻ em suy dinh dưỡng, người già suy nhược cơ thể rất dễ nhạy cảm với chất độc. Một con cóc có thể giết ch*t 4-5 người khỏe mạnh.
Độc tố trong
thịt cóc
Độc tố chỉ có một số bộ phận cơ thể
như nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc),
trong gan và buồng trứng.
Độc tố của cóc là hợp chất
Bufotoxin gồm nhiều chất như 5-MeO-DMT, Bufagin, Bufotaline,
Bufogenine, Bufothionine, Epinephrine, Norepinephrine, Serotonin…
Tác động sinh học của độc tố tùy
theo cấu trúc hoá học: Bufagin tác động đến tim mạch như nhóm
Glycoside tim mạch; Bufotenine gây ảo giác; Serotonin gây hạ huyết áp...
Thành phần độc tố thay đổi tuỳ theo loài cóc. Độc tố xâm nhập vào cơ
thể qua đường tiêu hóa gây ra ngộ độc cấp tính. Độc tố hấp thu qua da
bình thường, nhưng gây ra dị ứng, bỏng rát ở mắt, niêm mạc người.
Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc cóc
Do thiếu hiểu biết về tác hại của cóc
nên ăn cả gan và trứng cóc. Không biết cách chế biến để loại bỏ hết da,
nội tạng cóc, làm cho độc tố lẫn vào cơ cóc nên ăn
thịt cóc bị nhiễm độc
tố gây ngộ độc.
Triệu chứng ngộ độc
- Thời gian nung bệnh từ 1-2 giờ sau khi ăn cóc.
- Hội chứng tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, mửa, đau và chướng bụng.
- Hội chứng tim mạch: Lúc đầu bệnh nhân
cảm thấy hồi hộp, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, sau đó rối loạn nhịp:
Ngoại tâm thu, cơn nhịp nhanh thất, rung thất đôi khi có bloc nhĩ thất,
nhịp nút, dẫn đến truỵ mạch. Với người bị nặng: sự dẫn truyền ở tâm thất
bị ngưng trệ, rung tâm thất, huyết áp tụt, chân tay lạnh.
- Hội chứng rối loạn thần kinh-tâm thần:
chất Bufotenin trong nhựa cóc có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn
nhân cách, chảy rãi, thèm ngủ, mồm miệng và tứ chi tê dại, đổ mồ hôi.
Năng hơn nữa có thể gây ức chế trung khu hô hấp dẫn tới ngừng thở và tử
vong.
Ngoài ra, còn gây tổn thương thận, vô niệu, viêm ống thận và gây tróc da, viêm da.
Xử lý
thịt cóc">ngộ độc
thịt cóc
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nếu phát hiện sớm thì gây nôn và chuyển nhanh đến bệnh viện.
- Thải trừ chất độc: Rửa dạ dày bằng dung dịch Thu*c tím 1/5.000, uống tanin 4g, lợi tiểu bằng Furosemid.
- Chống loạn nhịp tim: Nhịp nhanh dùng
Propranolon, nhịp chậm dùng isoproterenon. Tốt nhất là đặt máy tạo nhịp
tim có xông điện cực buồng tim.
- Chống tăng huyết áp: Cho ngậm Adalat.
- Chống rối loạn thần kinh và tâm thần: Dùng Diazepam, Phenobacbital.
- Chống rối loạn hô hấp: Thở máy, thở oxy.
- Chống suy thận cấp: Lọc ngoài thận (thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng).
Đề phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do cóc
Tốt nhất và an toàn nhất là không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc.
Nhưng nếu vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì tuyệt đối không ăn
trứng và gan cóc. Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để da cóc,
nội tạng cóc, nhựa cóc lẫn vào cơ cóc hay
thịt cóc. Đặc biệt cho đến
nay, khoa học chưa chứng minh được nuốt cóc sống có thể điều trị được
bệnh ung thư.
Mangyte.vn
Theo Giáo dục. Net.vn