Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây tỏi - Cây Thuốc chữa lỵ trực trùng, tăng huyết áp

Chất alixin rất dễ mất ỏxy và do đó mất tác dụng kháng sinh, vì vậy người ta cho rằng tấc dụng kháng sinh của alixin là do nguyên tử ôxy trong phân tử.

Tên khoa học Allium salivum L.

Thuộc họ Hành AUiaceae.

Ta dùng cù tỏi (Bulbus Allii) là dò cùa cây tỏi mà ta vẫn dùng làm gia vị.

Thành phần hóa học và tác dụng

Cây tỏi

Trong tỏi có một ít iổt và tinh dầu (100kg tỏi chứa chừng 60g đến 200g tinh dầu). Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin, một hợp chất suníua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh đối với vi trùng Staphxlỉococcus, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu, vi khuẩn thối.

Trong tỏi không có chất alixin ngay mà có chất aliin, một thứ axit amin; chất aliin chịu tác dụng cùa men alinaza cũng có trong tỏi mới cho chất alixin.

Chất alixin tinh khiết, là một chất dầu không màu, hòa tan trong cồn, benzen, ête, vào dịch nước thì không ổn định, dễ thủy phân. Độ thủy phân chừng 2,5%, có mùi vị như tỏi và có tính kích thích da như tỏi, aliin không có mùi hôi của tỏi.

Chất alixin bị nhiệt sẽ chóng mất tác dụng, gặp kiềm cũng bị mất tác dụng, axit nhẹ ít bị ảnh hưởng.

Thí nghiệm trong ống nghiệm, tác dụng diệt khuẩn cùa alixin rất mạnh.

Dung dịch 1/85.000-1/125.000 đủ ức chế sinh trưởng các trùng Staphyỉococccus, Streptococ- cus, trùng thương hàn, phó thương hàn, trực trùng lỵ (cloromyxétin ở nồng độ 1/5.000 trong cùng điều kiện đối với trùng thương hàn chưa có tác dụng) không bị ảnh hưởng của axit paraaminô benzôic (vitamin H) là sản vật của cơ thể thường ảnh hưởng đến tác dụng của sunfamit.

Chất alixin rất dễ mất ỏxy và do đó mất tác dụng kháng sinh, vì vậy người ta cho rằng tấc dụng kháng sinh của alixin là do nguyên tử ôxy trong phân tử.

Chất alixin rất dễ kết hợp với một axit amin có gốc SH là xystein để cho một hợp chất.

Gốc SH được coi là một nguyên nhân có tính chất kích thích sự sinh sản của vi sinh vật hay tế bào. Do đó tỏi có ức chế sự sinh sản của vi trùng bằng cách phá hoại khâu SH của chất xystein.

Đối với trực trùng lỵ amip, nước tỏi 5% ức chế rất mau sự hoạt đồng của trùng amip: Amip co lại thành khối tròn. Trong phân của người bị lỵ amip, sau khi dùng tòi, thì trùng amip mất hết năng lực sinh sản.

Những năm gần đây tại Trung Quốc dùng tỏi chữa lỵ amip kết quả khỏi đạt tới 80%.

Đối với lỵ trực trùng tòi cũng có tác dụng như trên đã giới thiệu.

Trong Ống nghiệm, nước tỏi 3% đủ diệt các trực trùng lỵ và trực trùng gây bệnh đường ruột.

Trên lâm sàng dùng tỏi chữa lỵ trực trùng kết quả khỏi đạt tới 85% không kém dùng sunfaguanidin. Cách dùng cũng như đối với lỵ amip.

Cách dùng và liều dùng

Chữa lỵ amip hay lỵ trực trùng. Lấy tỏi giã nát ngâm với nước sôi để nguội với tỷ lệ 5% hoặc 10%. Ngâm 1-2 giờ lọc qua gạc (không cần tiệt trùng, ngày pha 1 lần) thụt giữ.

Một hai ngày đầu, thụt dung dịch 5% (100ml) sau đó dùng dung dịch 10%. Mỗi ngày thụt một lần, có thể đồng thời uống 6g tỏi chia làm 3 lần uống trong ngày.

Thời gian điều trị 5-7 ngày. Kết quả rất rõ rệt.

Chỉ phiển dùng tỏi thì miệng hôi và thụt nhiều ngày thì khó chịu ở hậu môn.

Ngoài công dụng chữa lỵ, nước tỏi 10% còn dùng chữa các vết thương có mủ, trị giun kim (thụt phối hợp với lòng đỏ trứng gà), chữa viêm phế quản mãn tính, ho gà, cao huyết áp (do gây dãn mạch).

Chữa cao huyết áp: Ngày uống 20-50 giọt cồn tỏi 1/5 với cồn 60° (chia làm 2-3 lẩn uống). Nếu dùng quá liều, huyết áp sẽ tăng.

Rết cắn: Giã nát củ tỏi xát vào nơi rết cắn.

Chú thích:

Trong đông y, ghi về tỏi như sau: Vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, sất trùng, chữa băng đới, trùng tích, huyết lỵ. Tẩy uế, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đẩy chướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ v.v...

Phàm những chứng âm hư, nội nhiệt, thai sản, đậu trẩn, đau mắt, mũi răng cổ, lưỡi chớ dùng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocchualy/cay-toi/)
Từ khóa: cây tỏi

Chủ đề liên quan:

cây tỏi chữa lỵ

Tin cùng nội dung

  • Chè là một cây nguồn gốc Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc đã biết dùng chè từ 2.500 năm trước công nguyên, sau tới Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác
  • Rau sam mọc hoang ở khấp những nơi ẩm ướt của Việt Nam. Còn thấy mọc ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Chàu Âu. Tại nhiều nước châu Âu
  • Với liều cao, tác dụng cùa nó gần giống mocphin, nó gây liệt đối với trung tâm hô hấp. Nếu tiêm, nó gây tê tại chỗ nhưng lại kèm theo hiện tượng hoại thư
  • Cây sầu đâu rừng nhỏ, chỉ cao độ 1,60 đến 2,5m là cùng, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xè lông chim khổng đều, 4-6 đôi lá chét
  • Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng
  • Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn
  • Tính vị, tác dụng, Có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng chữa lỵ, chứng lâm, đau đầu vú
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm Thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính
  • Mùa hè trời nắng gắt, oi nồng, thường gây một số bệnh: say nắng say nóng, cảm sốt, cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, trẻ nhỏ bị rôm sảy, mụn nhọt, vân vân.
  • Theo y học cổ truyền, huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY