Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chảy máu mũi 3 tuần không khỏi, bác sĩ tìm ra thủ phạm

Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện TWQĐ 108 vừa làm thủ thuật gắp một con vắt còn sống, dài khoảng 3cm khỏi mũi bé trai 7 tuổi.

Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện TWQĐ 108 vừa làm thủ thuật gắp một con vắt còn sống, dài khoảng 3cm khỏi mũi bé trai 7 tuổi.

Bé trai N.B.Q (Hà Nội), nhập viện trong tình trạng chảy máu cam từ mũi trái trong 3 tuần. Chảy máu mũi số lượng ít và tự cầm. Không có ngạt mũi, không chảy mũi.

Sau khi được hỏi, bé trai cho biết cách đây gần 1 tháng có đi bơi ở suối vùng núi phía Bắc.

Bé được tiến hành kiểm tra nội soi mũi và phát hiện thấy một con vắt trong hốc mũi bên trái che kín khe mũi giữa và khe mũi trên.

Chảy máu mũi dai dẳng, phát hiện con vắt “ký sinh” trong mũi gần 1 tháng

Sau gây tê tại chỗ, con vắt đã được lấy nguyên vẹn ra bên ngoài. Không có khó khăn trong quá trình lấy bỏ, có chảy máu mũi tại chỗ giác bám của con vắt sau đó tự cầm máu. Không có bất thường khác được tìm thấy trong hốc mũi, thực hiện thủ thuật xong, bé ổn định và được cho về nhà ngay.

BS Nguyễn Tài Dũng, Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện TWQĐ 108 khuyến cáo mọi người ở vùng núi rừng ẩm ướt nơi có nhiều vắt nếu có chảy máu mũi hoặc ho kéo dài nên soi tai, mũi, họng hoặc phế quản để loại trừ vắt, các gia đình cảnh giác tình trạng đỉa/vắt chui vào ký sinh trong cơ thể.

Ban đầu chúng có thể nhỏ chỉ vài milimet, khó nhận biết, nhưng nếu uống nước suối chưa sôi, tắm suối... có nguy cơ các con vật này chui vào mũi, họng, khí phế quản, sau một thời gian hút máu chúng sẽ lớn rất nhanh và gây các triệu chứng bệnh tại đường hô hấp.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/chay-mau-mui-3-tuan-khong-khoi-bac-si-tim-ra-thu-pham-20200629105640466.htm)

Tin cùng nội dung

  • Con tôi 9 tuổi, năm ngoái cháu mắc bệnh sốt xuất huyết phải điều trị ở bệnh viện 1 tuần. Xin hỏi bác sĩ, liệu năm nay con tôi có bị mắc bệnh sốt xuất huyết nữa không?
  • Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết. Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 - 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời
  • Cây cỏ mực quen thuộc này có nhiều công dụng quý: lương (mát) huyết, chỉ huyết (cầm máu), dùng chữa xuất huyết nội tạng, viêm gan mạn...
  • Nhiều người vẫn xem ngoáy mũi như một cách để vệ sinh mũi nhưng không phải ai cũng biết tác hại hại khôn lường của thói quen tưởng chừng như vô hại này.
  • Khử trùng vết thương bằng cồn, I ốt; Ngửa cổ ra sau để ngăn bị chảy máu mũi; Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn ngực và hà hơi thổi ngạt… Đó là những cách bạn thường làm khi cấp cứu ai đó khi chưa kịp đưa họ tới bệnh viện.
  • Chảy máu mũi là một triệu chứng mà dân gian hay gọi là “chảy máu cam”. Ở trẻ em rất hay gặp hiện tượng này mà cha mẹ hoặc người trông trẻ thường lúng túng khi thấy trẻ bị chảy máu mũi.
  • Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức, thêm vào đó do trẻ em vì tính hiếu động, ham chơi đùa làm cho trẻ bị xuất tiết nhiều mồ hôi nên dễ bị thiếu nước.
  • Chảy máu mũi, hay trong dân gian còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng xuất huyết ở đường mũi, bệnh phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày
  • Niêm mạc mũi có một mạng lưới mao mạch dày đặc, nổi rất nông để thực hiện chức năng làm ấm và làm ẩm không khí trước khi vào phổi.
  • Tôi 36 tuổi, gần đây hay bị chảy máu mũi bên trái. Chảy ít, nằm nghỉ khoảng 15 phút thì hết. Làm sao khắc phục hiện tượng này, thưa bác sĩ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY