Bạn nên biết hôm nay

8 sai lầm thường mắc phải khi cấp cứu về y học

Khử trùng vết thương bằng cồn, I ốt; Ngửa cổ ra sau để ngăn bị chảy máu mũi; Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn ngực và hà hơi thổi ngạt… Đó là những cách bạn thường làm khi cấp cứu ai đó khi chưa kịp đưa họ tới bệnh viện.
Tuy nhiên, bạn nên đọc những điều dưới đây để biết rằng những cách bạn làm là sai hay đúng.

Nên khử trùng nhanh chóng các vết thương mới, nhưng không nên dùng dung dịch sát khuẩn, chúng không giúp ích gì mà còn gây đau đớn. Chúng có thể tạo ra cho bạn cảm giác chúng đang sát khuẩn, nhưng kỳ thực chúng đang “giết ch*t” nguyên bào sợi, loại tế bào da có trách nhiệm làm lành vết thương. Và cảm giác ngứa ngáy chúng gây ra là do các mô khỏe mạnh đang bị tổn hại.

Cách tốt nhất để làm sạch vi khuẩn và bụi bẩn khỏi vết thương là rửa nó dưới vòi nước đang chảy. Nếu vết thương tiếp tục chảy máu, giữ nó lại bằng cách ép trực tiếp, tương tự như khi chảy máu mũi.

Sau khi rửa vết thương, bạn có thể thoa thêm ít kháng sinh như Bacitracin hoặc Neosporin, mặc dù không có tác dụng chống nhiễm trùng, chúng có thể tạo hàng rào bảo vệ. Sau đó bạn buộc, che vết thương lại bằng băng lỏng hoặc nếu có thể thì để nó ra không khí. Cơ thể sẽ điểu khiển bạch cầu tới để tạo vảy, đây là lớp cách ly vô trùng để cơ thể có thể tiếp tục tự lành bên dưới.

chảy máu mũi

Khi bị chảy máu mũi, mọi người thường lo sợ và phản ứng thường thấy là ngửa đầu ra sau để máu không tiếp tục chảy xuống.

Nhưng khi làm như vậy, bạn chỉ khiến máu chảy ngược xuống cổ họng và có thể khiến bạn nôn ói. Hơn nữa, bạn không biết mình chảy máu nhiều hay ít, cũng không thể cầm máu lại được.

Bạn nên ngẩng đầu lên để làm giảm áp lực trong mạch máu của mũi, dùng ngón trỏ và ngón cái bóp 2 lỗ mũi trong vòng 15 phút, thở bằng miệng. Sau đó, nếu mũi vẫn tiếp tục chảy máu, tiếp tục bóp mũi trong 15 phút nữa. Hầu hết máu mũi sẽ tự ngừng.

Nhưng nếu quá 30 phút mà máu mũi vẫn không ngưng chảy, hoặc điều này xảy ra sau khi bị thương, bạn nên tới bệnh viện.

cấp cứu

Bạn nên tới bệnh viện có thể chữa trị tốt nhất cho bệnh trạng bạn đang mắc phải, chứ không phải là bệnh viện gần nhất. Ví dụ như bị đau tim, bạn nên đến bệnh viện có thể thực hiện nong mạch.

Trong trường hợp nguy cấp, bạn thường gọi cấp cứu 115, nhưng nên cân nhắc tới nơi nên đến. Mọi người thường cân nhắc nếu bệnh viện tốt hơn ở xa hơn, nhưng trong những tình trạng nhất định, bệnh viện xa hơn lại có thể thực hiện những điều mà bệnh viện kia không thể làm.

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đang kêu gọi chỉ nên cấp cứu bằng tay. Nghiên cứu cho thấy nếu bạn lơ là trong việc ấn ngực tạo áp lực (để hà hơi), bệnh nhân sẽ càng nguy hiểm. Một khảo sát mới đây cho thấy chỉ có 1/20 người bị trụy tim ngoài bệnh viện được cứu sống vì mọi người thường không biết hô hấp nhân tạo đúng cách.

Nếu thấy 1 người bị đột quỵ, bạn nên kiểm tra mạch máu ở cổ họ. Nếu không thấy mạch nào, bạn nên ấn ngực họ ngay lập tức trong lúc gọi cấp cứu. Đặt 1 tay lên giữa ngực bệnh nhân, và đặt bàn tay kia lên trên tay bạn, ấn xuống chừng 5cm mỗi lần, chừng 100 lần mỗi phút – nghĩa là hơn 1 lần mỗi giây.

Điều này thường xảy ra ở trên phim, nhưng bạn đừng nên thực hiện. Một trong những vết thương trầm trọng nhất xảy ra sau T*i n*n xe cộ là chấn thương đầu hoặc cổ. Di chuyển người mà không cố định họ thích hợp trước đó có thể khiến họ bị liệt.

Khi gặp T*i n*n, bạn hãy gọi cấp cứu, trong thời gian chờ đợi hãy kiểm tra chắc chắn người bị T*i n*n còn thở và tìm cách để họ thoải mái hơn bằng cách khuyến khích, ở bên họ đến khi xe cấp cứu xuất hiện.

Loại Thu*c giảm đau, sốt này rất dễ bị lạm dụng. Acetaminophen là một loại Thu*c tốt nhưng cần được dùng một cách thông minh. Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ khuyên chỉ nên dùng 4000mg một ngày, và 6-8 viên Tylenol thực sự có thể Gi*t người. Lạm dụng Acetaminophen là một trong những ngộ độc gây ch*t người nhiều nhất thế giới.

Bạn có thể không nhận ra Acetaminophen xuất hiện trong rất nhiều loại Thu*c thường thấy. Nhưng dù không nên bỏ Tylenol nếu cần thiết, bạn nên đọc kỹ đơn Thu*c và dùng có giới hạn, kiểm tra lượng Acetaminophen có trong các loại Thu*c khác (như as APAP, AC, Acetaminophen, Acetaminoph, Acetaminop, Acetamin, hoặc Acetam…). Nếu không chắc, bạn nên hỏi lại bác sỹ hoặc dược sỹ.

Khi bị chảy máu, hãy đè trực tiếp vào vết thương. Buộc chặt trên vết thương cũng có thể cầm máu, nhưng đồng thời cũng ngăn cản máu chạy đến phần cơ thể ấy, có thể gây ra tổn hại mô cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí mất tay chân.

Bạn nên sử dụng gạc vô trùng hoặc vải sạch đè thẳng lên vết thương, giữ chặt cho đến khi chúng thấm đầy máu. Chỉ cần một ngón tay để kiềm chế máu chảy cho đến khi gặp bác sĩ. Nên đi cấp cứu nếu máu không ngừng chảy hoặc vết thương hở miệng lớn, dơ bẩn, hoặc do bị thú vật cắn.

Không ai có thể nuốt ngược lưỡi của mình, và làm điều này cũng khá nguy hiểm. Nếu đưa cái gì đó vào miệng người động kinh, có thể họ sẽ nuốt cả nó hoặc nó sẽ làm họ khó thở.

Người bị động kinh chỉ có thể tự ngừng, bạn chỉ có thể gọi giúp đỡ và đưa tất cả những đồ vật nguy hiểm xung quanh tránh xa họ. Bạn cũng có thể đẩy họ nằm nghiêng để thông đường thở.

LAN THẢO (theo prevention)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-8-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-cap-cuu-ve-y-hoc-15264.html)

Tin cùng nội dung

  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.