Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cỏ mực, vị Thuốc tuyệt vời cho sức khỏe

Cây cỏ mực quen thuộc này có nhiều công dụng quý: lương (mát) huyết, chỉ huyết (cầm máu), dùng chữa xuất huyết nội tạng, viêm gan mạn...

cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae là loại dược liệu tuyêt vời mà tạo hóa ban tặng cho con người là một loại cỏ mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng, lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2 - 8cm, rộng 5 - 15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẻ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 - 6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

Thành phần hóa học: có ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có tài liệu nói trong cỏ mực có chứa chất wedelolacton là một chất curmarin lacton và tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit.

cũng giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin. Chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm, cỏ mực không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc

Theo YHCT, có vị ngọt, chua, tính lương huyết (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa, lỵ. Trong dân gian thường dùng giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng Thuốc sắc hay làm thành viên mà uống. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm Thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

đêm ngày không dứt, lấy giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.

Sách Thần nông bản thảo gọi “là Thuốc cầm máu nổi tiếng”.

Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng.

Điền nam bản thảo cho rằng, làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ.

Bản kinh (ra đời cách đây 2.000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp cầm ngay”.

Ngày nay, này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Viện Dược liệu Việt Nam từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (Thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai.

trong một số bài Thuốc

Thổ huyết và chảy máu cam: dùng cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

Tiêu ra máu: nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).

Tiểu ra máu: , mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo (100 g) với 3 lát gừng.

Trĩ ra máu: một nắm để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Vết đứt chém nhỏ chảy máu: một nắm sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): sấy khô, tán bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc để uống ngày 30g.

Rong kinh: nếu nhẹ, lấy tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Trẻ tưa lưỡi: tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Bị chứng vàng da, đau thận, rụng tóc: dùng và cành cây râm, mỗi vị 15g đem nấu uống.

Bị loét ống tiêu hóa chảy máu: dùng 30g, cỏ bấc 30g đun sôi uống.

Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, kém sức, ăn không ngon, gầy yếu: 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ, sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.

Chữa đái ra máu: 30g, cả cây mã đề 30g. Cả hai thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống (hoặc say bằng máy sinh tố), còn chữa cảm sốt nóng, ho, viêm họng.

Chữa phụ nữ chảy máu tử cung: 15g, lá trắc bá diệp 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 7 ngày.

Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của đã được nghiên cứu tổng kết qua lâm sàng bệnh sốt xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của trong phương pháp chữa sốt xuất huyết vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây Tu vong lớn nhất trong bệnh này.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-muc-vi-thuoc-tuyet-voi-cho-suc-khoe-17259.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Một số cây cỏ trong vườn nhà có thể giúp chữa các bệnh thông thường như cỏ mực làm Thuốc rơ lưỡi, nước lá ổi trị tiêu chảy, tần dày trị ho…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY