Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa lạnh và ở những địa phương có độ ẩm thấp, làm khô niêm mạcmũi. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như sưởi quá nóng cũng làm khô và hư niêm mạc mũi dẫnđến chảy máu, dùng các Thu*c hít, tổn thương niêm mạc do ung thư xâm nhập hay các bệnh u hạt, chấnthương mũi.
Dù tiêu chuẩn phân định không rõ ràng nhưng chảy máu mũi thường được chia thành chảy máu mũitrước và chảy máu mũi sau. Chảy máu mũi trước chiếm khoảng 90%, xuất phát từ đám rối Kiesselbach,thường là chảy máu một bên, dai dẳng và khối lượng không nhiều.
Chảy máu mũi sau chiếm khoảng 10%,liên quan đến đám rối Woodruff, mở đầu thường chảy máu cả hai bên, khối lượng nhiều và nhiều khinguy kịch.
Chảy máu mũi trước xảy ra ở thanh thiếu niên thường do chấn thương (cạy mũi) và do tiếp xúc vớimôi trường nóng, khô. Chảy máu mũi sau thường xảy ra ở người trên 50 tuổi; ở nhóm tuổi dưới 50, đạiđa số là nam giới và một số nữ giới do có hiện tượng giảm sút oestrogen.
2. Vai trò của niêm mạc mũi trong chảy máu mũi
Niêm mạc mũi lót trong hốc mũi được bao phủ bởi một lớp dịch nhày giữ vai tròbảo vệ đường hô hấp. Chất dịch nhày này liên tục di chuyển từ trong xoang ra hốc mũi và được đưaxuống họng nhờ hoạt động của các vi nhung mao trên bề mặt niêm mạc. Bên trong lớp đệm, có một hệthống mao mạch dồi dào nằm ngay phía dưới màng đáy của niêm mạc.
Khi cơ chế sản xuất ra chất nhày bị rối loạn hoặc có các yếu tố cản trở hoạt động của các vinhung mao thì niêm mạc mũi sẽ khô rồi loét, làm lộ ra và gây tổn thương cho đám rối mao mạch bêndưới gây ra hiện tượng chảy máu mũi.
Thành bên mũi được cung cấp máu bởi động mạch bướm khẩu cái (phía sau - dưới) cùng các động mạchsàng trước và sau (phía trên).
Vách ngăn mũi cung cấp bởi động mạch bướm khẩu cái, các động mạch sàng trước và sau, động mạchmôi trên (phía trước) và động mạch khẩu cái lớn (phía sau).
- Chảy máu mũi trước thường xuất phát từ đám rối Kiesselbach của vách ngăn mũi. Đám rốiKiesselbach (Wilhelm Kiesselbach là tên của một bác sĩ người Đức, người mô tả đám rối này năm1984), tại vùng Little (được Little - một bác sĩ người Mỹ - mô tả năm 1879) là vùng 1/3 trước -dưới của vách ngăn mũi.
Tại đây, có 4 động mạch tiếp nối với nhau để tạo ra đám rối mạch máu mangtên Kiesselbach: động mạch sàng trước (tách từ động mạch mắt), động mạch bướm khẩu cái (nhánh tậncủa động mạch hàm trong), động mạch khẩu cái lớn (tách từ động mạch hàm trong) và nhánh vách ngăncủa động mạch môi trên (tách từ động mạch mặt).
- Chảy máu mũi sau hầu hết xuất phát từ thành bên mũi, tại đám rối Woodruff. Đám rối Woodruff(George H. Woodruff là bác sĩ người Mỹ, mô tả lần đầu tiên đám rối tĩnh mạch này vào năm 1949) làmột nhóm các mạch máu lớn của động mạch hàm trong nằm ở thành bên của phía sau cuốn mũi giữa, gồmcó các nhánh: mũi sau, bướm khẩu cái, hầu lên, vách ngăn sau.
4. Những nguyên nhân thường gặp của chảy máu mũi
Bên cạnh một số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng, nguyên nhân chảy máu mũi được chia làm hainhóm: tại chỗ và toàn thân.
Bệnh nhân có thể dùng Thu*c co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào mũi để làm ngưng chảymáu. Sau khi đã dùng các biện pháp trên nhưng mũi vẫn còn chảy máu nên đến các cơ sở tai mũi họnggần nhất để được khám và xử trí thích hợp. Nếu máu chảy nhiều và theo nhịp mạch thì nên đốt điện đểcó thể đốt sâu hơn.
Với những trường hợp nằm viện, bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử, khám và thực hiện một số xét nghiệm(nội soi, CT-scan hốc mũi…) nhằm xác định nguyên nhân, vị trí chảy máu để quyết định có nên thựchiện thủ thuật nhét bấc mũi trước để làm ngưng chảy máu mũi hay không.
Nếu bệnh nhân cần được nhétbấc cầm máu mũi thì sau thủ thuật nên cho bệnh nhân dùng kháng sinh để phòng hội chứng sốc nhiễmđộc sau nhét bấc do tụ cầu trùng gây ra.
6. Phát hiện và xử trí chảy máu mũi sau
- Trong những trường hợp chảy máu mũi sau mà làm thủ thuật nhét bấc mũi trước thì sẽ không hiệuquả. Cần nghĩ đến chảy máu mũi sau khi:
- Thủ thuật nhét bấc mũi sau gây triệu chứng đau và khó chịu nhiều hơn và có thể gây nhiều taibiến như:
Suy hô hấp tuần hoàn do hạ oxy máu.- Trong một số trường hợp, sau khi nhét bấc mũi sau tình trạng chảy máu mũi nặng vẫn tiếp diễn,cần hồi sức tích cực, bù lượng máu mất.
- Với tình trạng chảy máu mũi nặng, cần phải ngăn chảy máu tại các mạch máu gần nhất bằng cácbiện pháp như:
Thắt động mạch (qua đường mổ cạnh cổ).
|