Hồi sức - Cấp cứu hôm nay

Là chuyên khoa thực hiện các kỹ thuật cấp cứu một cách nhanh chóng trong các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh cấp tính (ngộ độc, dịch bệnh) và mọi trường hợp nguy kịch do tuyến dưới hoặc ngoại viện chuyển đến. Mục đích của khoa Hồi sức - Cấp cứu là cứu sống nạn nhân, làm mọi cách có thể để hạn chế những nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, ngăn chặn bệnh trạng diễn biến xấu đi và góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục. Những tình trạng bệnh lý mà khoa Hồi sức - Cấp cứu thường phải đối diện có thể kể đến như: đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, chấn thương sọ não, bỏng, đa chấn thương, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, ngộ độc cấp, nhồi máu não,...

Sơ cứu chảy máu nghiêm trọng

Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.

Đối với các trường hợp khác của chảy máu nghiêm trọng:

    Đặt nạn nhân nằm xuống và che đắp để ngăn ngừa mất nhiệt cơ thể. Nếu có thể, đặt đầu nạn nhân hơi thấp hơn so với thân hoặc nâng cao chân và nâng cao vị trí chảy máu.
  • Nếu đeo găng tay, hãy lấy đi bất kỳ chất bẩn hoặc mảnh vỡ nhìn thấy được ra khỏi vết thương. Đừng lấy đi bất kỳ vật lớn hoặc nằm sâu trong vết thương. Nên nhớ mối quan tâm chính của bạn là cầm máu.
  • Đè trực tiếp lên vết thương cho đến khi hết chảy máu. Sử dụng băng vô trùng hoặc vải sạch đè liên tục trong ít nhất 20 phút và không được mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Duy trì áp lực bằng cách bó chặt vết thương bằng băng hoặc vải sạch với băng dính (nếu có). Sử dụng bàn tay của bạn nếu không có sẵn gì khác. Nếu có thể, đeo găng tay cao su hoặc găng tay latex hoặc sử dụng một túi nilon sạch để bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng.
  • Không gỡ bỏ các gạc hoặc băng. Nếu máu tiếp tục chảy và thấm ướt băng hoặc gạc bạn đang chẹn trên vết thương, không được bỏ chúng đi. Thay vào đó, hãy đè thêm băng gạc mới lên trên.
  • Có thể đè vào động mạch chính nếu cần. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy mặc dù đã đè trực tiếp lên vết thương, hãy đè lên động mạch cung cấp máu đến khu vực đó. Điểm đè của cánh tay là ở mặt trong cánh tay ngay phía trên khuỷu và ngay dưới nách. Điểm đè của chân là ngay phía sau đầu gối và ở vùng bẹn. Tại các vị trí này, động mạch chính được đè lên xương. Giữ các ngón tay của bạn phẳng khi đè. Tiếp tục đè bàn tay còn lại lên trên bàn tay kia để tăng áp lực.
  • Bất động phần cơ thể bị thương khi máu đã ngừng chảy. Để các băng gạc ở nguyên vị trí và đưa nạn nhân đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.
Nếu bạn nghi ngờ chảy máu bên trong, hãy gọi 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương bạn. Các dấu hiệu chảy máu bên trong bao gồm:

    chảy máu từ các khoang cơ thể (ổ bụng, lồng ngực…)
Tài liệu tham khảo
http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-severe-bleeding/basics/ART-20056661

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-so-cuu-chay-mau-nghiem-trong-404.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY