Sơ cấp cứu hôm nay

Xử trí vết thương gây chảy máu nhiều

Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
Hiện nay T*i n*n giao thông, T*i n*n lao động xảy ra khá phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu? Khi bị T*i n*n, vùng da thịt có thể bị rách; nếu tổn thương sâu hơn thì cả mạch máu và thần kinh cũng bị đứt. Vết thương làm cho nạn nhân đau đớn, chảy máu và nhiễm trùng. Nếu vết thương làm đứt các mạch máu lớn hay thương tổn tim sẽ gây nên chảy máu ồ ạt và dẫn đến Tu vong.

Đối diện với các trường hợp bị T*i n*n, cần xem nạn nhân có bị mất máu do vết thương hay không. Nếu thấy nạn nhân bị chảy máu nhiều, phải thực hiện những việc làm cần thiết sau đây:

- Nâng chỗ bị thương lên cao hơn những phần khác của cơ thể

- Đặt lên vết thương một miếng vải sạch và ấn mạnh để cầm máu

- Ấn mạnh trong thời gian vài phút rồi mở ra xem máu có còn tiếp tục chảy ra hay không

- Nếu máu còn chảy ra, cần phải tiếp tục ấn mạnh lại như trên cũng trong thời gian vài phút rồi mở ra kiểm tra lại

- Nếu máu vẫn còn tiếp tục chảy, dùng băng băng chặt chỗ bị chảy máu

- Nếu máu cứ chảy thấm quanh băng thì băng tiếp một băng thứ hai lên băng thứ nhất

- Khi máu đã cầm mà nạn nhân bị mệt lả, kiệt sức thì cho uống thêm nước pha đường

- Nạn nhân vẫn mệt lả, kiệt sức cần chuyển ngay đến bệnh viện nơi gần nhất để được tiếp tục theo dõi, điều trị và chữa vết thương.

Đối với các trường hợp vết thương không bị chảy máu cũng cần đến cơ sở y tế để chữa vết thương.

Ngoài việc xử trí vết thương phần mềm ban đầu như trên, cần kiểm tra phát hiện xem nạn nhân có thêm những biểu hiện gì trầm trọng không như gãy xương, bị thương tổn ở đầu, ngực, bụng... Nếu ghi nhận những dấu hiệu trầm trọng, phải tìm mọi cách chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất, thuận tiên nhất để kịp thời điều trị phù hợp.

Mangyte.vn
Theo TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh - Dân trí

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xu-tri-vet-thuong-gay-chay-mau-nhieu-2395.html)

Tin cùng nội dung

  • Trên bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn, sau khi da bị tổn thương nếu không được chăm sóc tốt vi khuẩn sẽ xâm nhập vết thương gây nhiễm trùng.
  • T*i n*n trong lao động, sinh hoạt thường xuyên xảy ra hàng ngày. Cần bình tĩnh xử trí đúng cách để cầm máu và tránh vết thương bị nhiễm trùng.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • (Mangyte) - Nếu được xử lý kịp thời và đúng cách, tỷ lệ lây nhiễm HIV chỉ còn 3%.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY