Theo tìm hiểu của pv, quy định về quản lý, cấp phép khai thác đất san, lấp khi cải tạo mặt bằng trên địa bàn tỉnh hòa bình (ban hành theo quyết định số 36/2015/qđ-ubnd của ubnd tỉnh hòa bình về việc quản lý, cấp phép khai thác đất san, lấp khi cải tạo mặt bằng trên địa bàn do chủ tịch ubnd tỉnh nguyễn văn quang ký) nêu rõ:
Tại Điều 8 về cấp giấy phép khai thác đất san, lấp với công trình cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình trong hồ sơ đề nghị cấp phép cần có Bản chính hợp đồng cung ứng đất san, lấp giữa cá nhân, hộ gia đình xin cấp phép với đơn vị có nhu cầu sử dụng đất san lấp.
Trước thông tin về hoạt động khai thác đất san, lấp công trình cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp của hộ gia đình bà Dương Thị Hoài Hiên tại xóm Văn Minh (xã Quang Tiến) có dấu hiệu trái phép, PV đã liên hệ với UBND TP.Hòa Bình để xác minh.
X
Ngày 12/7/2021, UBND Thành phố Hòa Bình đã có văn bản số 2370/UBND-VP giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị tài liệu và các nội dung liên quan để trả lời Báo Nhà báo & Công luận. Tuy nhiên tại buổi làm việc với PV, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Hòa Bình Đinh Trọng Tuấn lại lấy lý do cán bộ phụ trách nội dung này nghỉ sinh, chưa bàn giao lại hồ sơ nên không nắm được và không có thông tin để cung cấp.
Thiết nghĩ, là đơn vị trực tiếp tham mưu và được UBND TP.Hòa Bình giao nhiệm vụ phụ trách quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường trên địa bàn nhưng câu trả lời của ông Đinh Trọng Tuấn có thực sự thỏa đáng; có hay không việc trốn tránh, bao che cho hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Hòa Bình...?
Không chỉ Phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Hòa Bình, khi PV liên hệ với Chủ tịch UBND xã Quang Tiến Nguyễn Văn Nam cũng chỉ nhận được câu trả lời rằng không nắm được thông tin về nguồn tài nguyên đất tại xóm Văn Minh sau khi khai thác đã được vận chuyển đi đâu.
Để có được giấy phép khai thác đất san, lấp với công trình cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp; cá nhân, hộ gia đình cần có hợp đồng cung ứng đất san, lấp với đơn vị có nhu cầu sử dụng Chính quyền cấp xã và các cơ quan quản lý của TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình không biết nguồn tài nguyên đất của địa phương được vận chuyển đi đâu...? Đoàn xe tải trọng lớn có dấu hiệu chở quá tải gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường nhưng không hề bị kiểm tra xử lý kịp thờiCòn về phía Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, trao đổi với PV, cán bộ Phòng Khoáng sản cho biết, sau khi nhận được thông tin từ phía Báo Nhà báo & Công luận, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra và xử lý 4 trường hợp xe quá tải tại khu vực khai thác đất san, lấp của gia đình bà Dương Thị Hoài Hiên (xóm Văn Minh). Nhưng vị cán bộ này cũng không thể cung cấp được văn bản thể hiện được vị trí đổ thải cũng như lượng đất sau khi khai thác sẽ được vận chuyển đi đâu.
Phải chăng chỉ cần tấm bùa hộ mệnh mang tên giấy phép khai thác đất san, lấp công trình cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp; các đối tượng đã có thể vô tư khai thác, vận chuyển khối lượng lớn đất san lấp lớn của tỉnh hòa bình đi nơi khác để thu lợi bất chính.
Dư luận cũng đặt câu hỏi về việc vì sao những vi phạm trong quá trình khai thác đất san lấp tại xã Quang Tiến diễn ra công khai, trong thời gian dài nhưng không hề bị các cơ quan chức năng xử lý? Liệu rằng, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của chính quyền cơ sở đã thực sự nghiêm túc? có hay không sự buông lỏng, làm ngơ...?
Trước thực trạng trên, đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh hòa bình và ubnd tp.hòa bình vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm cũng như làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị để xảy ra tình trạng “chảy máu” nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin./.