Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Suýt trả giá vì xem thường những vết thương nhỏ

Các bác sĩ vừa cứu sống các bệnh nhân uốn ván nặng. Đặc biệt có 1 bệnh nhân bị uốn ván mức độ rất nặng.

Điểm chung của các bệnh nhân là ban đầu đều có vết thương nhỏ trong T*i n*n lao động, sinh hoạt nhưng do chủ quan nên không xử trí tốt vết thương, không tiêm ngừa uốn ván. bệnh nhân khi có các vết xước nhỏ thường "cho qua" mà không biết rằng nó có thể là khởi đầu cho 1 căn bệnh ch*t người.

Bênh nhân đã ổn định , đang cai máy thở - Ảnh: Phong Phạm

Như bệnh nhân nam t.v.b. (sn 1946, ngụ h.phú tân, tỉnh an giang) được bệnh viện tuyến trước chuyển đến bvđktưct vào chiều 12.6 trong tình trạng cứng hàm, tăng trương lực cơ toàn thân, bụng gồng cứng, có những cơn co giật toàn thân, nuốt sặc, co thắt thanh quản. vết thương cẳng chân trái 7 ngày trước khi khởi phát bệnh do bị cây đâm hiện tại đã lành da, không tiêm ngừa uốn ván. thời gian khởi phát dưới 48 giờ.

Bệnh nhân được chẩn đoán: uốn ván toàn thể giai đoạn toàn phát mức độ nặng, vết thương cẳng chân trái. tại khoa bệnh nhiệt đới (bvđktưct), bệnh nhân được xử trí: huyết thanh kháng độc tố uốn ván (tuyến dưới đã cho), an thần, dinh dưỡng qua sonde dạ dày, kháng sinh diệt vi trùng uốn ván, và được mở khí quản thở máy, dãn cơ… kết quả siêu âm tại vết thương ghi nhận bên trong vết thương đã lành chứa dịch, còn dị vật. các bác sĩ tiến hành rạch lấy dị vật, mủ, làm sạch, để hở vết thương và phối hợp kháng sinh điều trị nhiễm trùng.

sau 2 ngày nhập viện bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật: mạch, huyết áp dao động liên tục… chẩn đoán hiện tại: uốn ván toàn thể giai đoạn toàn phát mức độ rất nặng (rối loạn thần kinh thực vật), vết thương cẳng chân trái/T*i n*n lao động, viêm phổi/mở khí quản- thở máy.

sau 18 ngày điều trị tích cực, hiện tại bệnh nhân tỉnh, rối loạn thần kinh thực vật đã ổn định, hết gồng giật, vết thương cẳng chân trái không dấu hiệu nhiễm trùng, tiêu tiểu bình thường, đang trong quá trình cai thở máy .

Cùng thời điểm nằm viện với bệnh nhân t.v.b. còn có 2 bệnh nhân uốn ván khác: 1 bệnh nhân có vết thương nhỏ ở cẳng chân do gà đá, ủ bệnh hơn 1 tháng; 1 bệnh nhân có vết thương xây xát nhẹ ở cánh tay do tự té ngã, bệnh nhân này đã được mở khí quản chỉ thở oxy. cả 2 bệnh nhân đều không tiêm ngừa uốn ván. hai bệnh nhân này tiến triển ổn định, đã được chuyển về bệnh viện địa phương điều trị tiếp.

Theo BS.CK2 Trần Ngô Phúc Mỹ - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới: “Uốn ván là bệnh có tỷ lệ Tu vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Bệnh uốn ván bùng phát khi cơ thể bị nhiễm độc bởi độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani. Chúng hiện diện dưới dạng nha bào trong đất và phân súc vật. Bệnh uốn ván có thể gặp ở mọi nơi, hay gặp vùng nông thôn, khí hậu nóng ẩm, đất nhiều chất hữu cơ.

Ngõ vào thường từ những vết thương da niêm, có thể chỉ là những xây xát ngoài da, thậm chí vết đâm do tăm tre mà người dân thường hay chủ quan. những trường hợp uốn ván khác cũng bắt đầu từ những vết xây xát nhỏ trong T*i n*n sinh hoạt, lao động và giao thông. thời gian ủ bệnh từ 5 ngày đến 1 tháng. thời gian này càng ngắn thì bệnh càng nặng”.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là đau mỏi hàm, cứng hàm sau đó cứng cơ các phần khác của cơ thể, rồi co giật, co thắt hầu họng thanh quản. Các biểu hiện trên diễn ra trong thời gian 24-48 giờ. Rối loạn hệ thần kinh thực vật là biểu hiện rất nặng của bệnh thường xuất hiện cuối tuần 1 và tuần 2 biểu hiện: rối loạn huyết áp và mạch, sốt, vã mồ hôi, co mạch ngoại biên… Ngoài các biểu hiện của bệnh uốn ván, bệnh nhân còn có nguy cơ các biến chứng khác do quá trình nằm viện lâu dài: bội nhiễm, biến chứng nằm lâu, xuất huyết tiêu hóa do stress.

Uốn ván là một bệnh nặng, thời gian điều trị kéo dài, chi phí cao đặc biệt trong các trường hợp nặng. tuy nhiên đây là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vắc xin với chi phí khá thấp. vì vậy người dân cần chủ động tiêm phòng bệnh khi có vết thương ngõ vào kể cả các vết trầy xước nhẹ do T*i n*n giao thông, vết đứt nhỏ trong lao động, sinh hoạt hàng ngày và cần tiêm ngừa ở tất cả những người chưa có miễn dịch.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai cần tiêm ngừa đầy đủ để phòng uốn ván sơ sinh. trẻ em cần được tiêm ngừa đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia và tiêm nhắc lúc trưởng thành để duy trì miễn dịch đủ bảo vệ. người lao động cần được bảo hộ kĩ trong quá trình làm việc và khi có sang thương da phải đến cơ sở y tế xử lý tốt vết thương, lấy hết dị vật, làm sạch và được tư vấn tiêm ngừa đúng dù chỉ là những vết thương nhỏ. chú ý, ở bệnh nhân mắc bệnh uốn ván sau khi khỏi bệnh không gây đủ miễn dịch bảo vệ nên vẫn phải tiêm ngừa đầy đủ để phòng bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/suyt-tra-gia-vi-xem-thuong-nhung-vet-thuong-nho-167829.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Hai vợ chồng em muốn khám tổng quát, tiêm ngừa để chuẩn bị có em bé. Em ở Cần Thơ thì khám ở đâu là tốt nhất và cần khám những gì, xin bác sĩ hướng dẫn. Cảm ơn bác sĩ! (Tuấn – Cần Thơ)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Bố mẹ tôi dự định đi du lịch miền Tây 1 chuyến, lưu trú ở Cần Thơ. Tôi hơi e ngại vì bố tôi bị cao huyết áp, dù ông có uống Thu*c đều đặn nhưng tôi vẫn lo lắng. Nếu trong chuyến đi mà sức khỏe ông có vấn đề gì thì phải làm sao? Liệu có dịch vụ khám bệnh ở khách sạn không ạ? Tôi cảm ơn mangyte.vn rất nhiều! (Đại Phong – Bình Dương)
  • Tôi có bé trai mới sinh được 1 tuần bị chân khoèo hai chân. Tôi ở Cần Thơ vậy nên đưa bé đến bệnh viện nào để điều trị tốt nhất cho bé? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Song - Cần Thơ)
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY