BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
Bệnh nhân nam 53 tuổi vào cấp cứu tại BV Bình Dân vì đột nhiên cảm thấy đau bụng, sau đó là
tiểu khó, tia nước tiểu nhỏ, phải rặn mới tiểu được. Sau khi bác sĩ chỉ định chụp phim thấy có cục
sỏi kẹt niệu đạo, bệnh nhân đã phải nhập viện.
Sau khi thăm khám, BS Phan Văn Hoàng nhận thấy cục sỏi tương đối nhỏ, bèn chờ bệnh nhân đi tiểu
thử xem sao. Qua 2 giờ nhập viện cấp cứu, được uống nhiều nước, truyền dịch và Thu*c giảm đau, bệnh
nhân đi vệ sinh và cầm ra một cục sỏi nhỏ, mừng rỡ: "Tiểu ra rồi,
tiểu ra sỏi rồi bác sĩ ơi!" rồi
vui vẻ gọi người nhà đón về.
Bệnh nhân bị sỏi kẹt niệu đạo được xử lý bằng cách cho
tiểu ra sỏi là trường hợp ít gặp. BS Phan
Văn Hoàng giải thích: "Với trường hợp kích thước sỏi tương đối nhỏ và sỏi vừa mới rơi xuống niệu
đạo thì bác sĩ sẽ cho thử
tiểu ra sỏi (uống nhiều nước, truyền dịch, uống Thu*c
giảm đau) nếu không ra thì phải can thiệp ngay để tránh xảy ra bí tiểu cấp".
BS Hoàng cho biết thêm: Sỏi kẹt niệu đạo gặp ở nam nhiều hơn nữ vì niệu đạo nam dài hơn
và có những vị trí hẹp tự nhiên. Cũng có trường hợp bệnh nhân
tiểu ra sỏi ở nhà nếu viên sỏi
nhỏ, hoặc ở bệnh nhân vừa mới trải qua một đợt tán sỏi ngoài cơ thể (từ một cục sỏi lớn ta tán
nhuyễn ra thành nhiều cục sạn nhỏ,theo nước tiểu ra ngoài).
Sỏi kẹt niệu đạo là sỏi hình thành từ trong bàng quang nếu có bệnh lý làm nghẹt đường đi tiểu
ra, hoặc sỏi hình thành từ trên thận rớt xuống bàng quang rồi ra bị kẹt ở niệu đạo.
Sỏi kẹt niệu
đạo thông thường gây bí tiểu cấp, phải giải quyết bằng phẫu thuật để lấy sỏi ra (hoặc là xẻ miệng
niệu đạo lấy sỏi (nếu sỏi kẹt miệng), hoặc là phải đẩy sỏi trở lại bàng quang để bóp sỏi mù, bóp
sỏi nội soi). Sau đó, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân hình thành sỏi để điều trị căn nguyên của bệnh.
Mangyte.vn
Theo Hồng Nhung - Dân trí