Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cảnh báo tình trạng lạm dụng điều hoà với trẻ nhỏ

Thời tiết nắng nóng, oi bức những ngày gần đây khiến việc sử dụng điều hoà thường xuyên là điều không thể tránh khỏi ở mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều bác sĩ, việc lạm dụng điều hoà có thể gây nên những tác hại khôn lường…

Trẻ “nghiện” điều hoà

Có hai con nhỏ đang trong thời gian nghỉ hè, chị Nguyễn Thị Hải Yến (29 tuổi, Phúc Thọ, Hà Nội) không khỏi băn khoăn khi mỗi ngày, cả hai con của chị đều hầu như ở trong phòng cả ngày không ra ngoài với chiếc điều hoà mở 24/24.

Ảnh minh hoạ.

“Do đi làm cả ngày nên tôi nhờ ông bà ngoại trông cháu giúp. Ông bà kể lại là cả hai đứa đều trong phòng suốt cả ngày không ra ngoài và lúc nào cũng đòi mở điều hoà, từ sáng sớm cho đến tối muộn. Trừ những lúc ông bà bắt ra ngoài chơi, còn lại không khi nào điều hoà nghỉ. Mà nếu có ra ngoài, các con cũng chỉ chơi được dưới 30 phút là lại đòi vào phòng có điều hoà”, chị cho hay.

Cũng từ đợt nắng nóng này, chị Yến chia sẻ thêm, cả hai con của chị đều có những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ.

“Trong khi đứa nhỏ 3 tuổi thường xuyên bị sổ mũi, hắt hơi, ho có đờm thì đứa lớn năm nay 5 tuổi thi thoảng lại bị viêm họng, thậm chí nhiều hôm lên cơn sốt cao bất ngờ khiến tôi rất lo lắng”, chị Yến băn khoăn.

Cùng chia sẻ, chị Lê Thị Thanh Huyền (36 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, con nhỏ của chị 27 tháng tuổi cũng trở nên “nghiện” điều hoà”.

“việc sử dụng điều hoà thường xuyên khiến cháu trở nên cáu gắt, khó chịu, hay quấy mỗi khi phải ra ngoài. do vậy, tôi thường tranh thủ cho cháu đi chơi ở công viên vào sáng sớm hoặc chiều muộn khi mặt trời đã tắt hẳn để cháu làm quen với môi trường bên ngoài”, chị huyền nói.

Nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, việc lạm dụng điều hoà ở trẻ nhỏ có thể gây nên những tác động tiêu cực đến sức khoẻ của bé. Cụ thể, nếu lạm dụng điều hòa có thể làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, sốt và bệnh tiêu chảy,... ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, việc ở trong phòng cả ngày thay vì ra ngoài trẻ sẽ không tổng hợp được vitamin D từ ánh nắng mặt trời, dẫn tới tình trạng hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém về ban đêm, sức đề kháng suy giảm…

Ảnh minh hoạ.

Bác sĩ Vũ Quốc Đạt, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, cha mẹ không nên đóng kín cửa bật điều hoà cả ngày liên tục. Thay vào đó, đối với những khoảng thời gian không sử dụng điều hoà, nên mở cửa để trao đổi không khí và vệ sinh nhà cửa để tránh các nguy cơ lây nhiễm các bệnh khác.

Với thời tiết như hiện nay, khi mức độ chênh lệch nhiệt độ cao giữa trong nhà – ngoài trời kèm tình trạng mưa nắng thất thường, việc đảm bảo ổn định nhiệt độ cho trẻ là rất quan trọng. Đặc biệt khi trẻ đang trong nhà mà phụ huynh cho ra ngoài với nhiệt độ quá cao có thể gây mệt mỏi, ốm, thậm chí sốc nhiệt.

Một số chuyên gia y tế cho rằng, chỉ nên chỉnh mức nhiệt độ của điều hoà từ 25 - 27 độ C. Trong quá trình sử dụng, cũng nên duy trì ở mức nhiệt độ này, vừa giữ cho sức khỏe được đảm bảo, lại vừa tránh được biên độ dao động quá lớn so với bên ngoài.

Bên cạnh đó, không nên để trẻ ở trong phòng bật điều hòa liên tục 24 giờ/ngày. Nên tắt điều hòa và cho trẻ ra ngoài vào thời điểm nhiệt độ hạ thấp trong ngày. Cách làm này sẽ hạn chế các vấn đề về hô hấp, khô da do lạm dụng điều hòa…

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/canh-bao-tinh-trang-lam-dung-dieu-hoa-voi-tre-nho-5722914.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Mangyte ơi, hiện nay ở TPHCM có chương trình nào tư vấn về Tiêu hóa cho trẻ em đang diễn ra không? Nếu có Mangyte giới thiệu giúp em nhé. Chân thành cảm ơn! (Lê Thị Hương - TPHCM)
  • Chào mangyte.vn, Chị tôi bị đau bụng, đến bệnh viện bác sĩ chỉ hỏi sơ sơ rồi kêu đi chụp X-quang, rồi đi siêu âm. Siêu âm trắng đen không ra bệnh thì bảo siêu âm màu, sau đó chuyển qua Trung tâm Medic để siêu âm tiếp tục. Chị tôi mất 1-2 tiếng cho một lần kiểm tra, xét nghiệm như thế. Tôi muốn hỏi làm sao chấn chỉnh việc lạm dụng xét nghiệm để bệnh nhân đỡ mất thời gian và công sức? Cảm ơn mangyte.vn! (Thanh Thanh - TPHCM)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY