Thủy đậu (dân gian gọi là phỏng dạ) là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở cả trẻ em và cả người trưởng thành (nhiều nhất là trẻ em do hệ miễn dịch kém). thủy đậu phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm cao như hiện nay, nhất là khi thời tiết ẩm ướt rất thuận lợi để vi rút sinh sản, phát triển và lây nhiễm.
Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người, qua đường hô hấp khi hít phải giọt bắn chứa virus do người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho… hoặc lây gián tiếp qua các đồ vật mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.
Tuy bệnh tương đối lành tính và theo y học hiện đại hầu như tự khỏi, có thể để lại sẹo. nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nặng như viêm não, viêm phổi, viêm cầu thận cấp do bệnh kéo dài quá lâu... đe dọa tính mạng người bệnh.
Các nốt thủy đậu. Ảnh minh họa.
Những mụn phỏng nước to 2 -3mm mọc khắp cơ thể còn dễ vỡ, nếu xử lý các vết viêm loét không tốt sẽ dẫn tới viêm nhiễm trùng da…
Thú vị là trong dân gian có một cách điều trị bệnh thủy đậu rất hiệu quả bằng thảo dược mọc nhiều như cỏ dại với cái tên dân gian của bệnh - cây phỏng dạ (còn gọi là cây chân vịt vì hình dáng lá giống chân vịt). đó là một loại cây thân thảo rất quen thuộc với những người ở vùng quê đồng bằng, vùng trũng nơi có nhiều ao hồ, sông ngòi biết đến. về mô tả thì dân dã hay gọi là cây thân rau rút lá rau muống, nhưng do có tác dụng đặc trị bệnh phỏng dạ nên các cụ đặt tên là cây phỏng dạ.
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh thủy đậu, với đặc điểm nổi bật là các mụn nước trên cơ thể thì có thể tìm ngay loại cây trên lấy cả rễ - thân - lá về làm như sau:
- cây phỏng dạ liều lượng tầm 200-500g lá tươi (tùy độ tuổi mà dùng nhiều hay ít, trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên và người lớn đều dùng được).
- Rửa sạch cây và cho vào nồi lớn. Đổ 2-5 lít nước, hoặc nhiều hơn. Thêm vài thìa muối rồi đun sôi kỹ thì chắt lấy 1-2 bát cho trẻ uống.
- Lượng nước lớn còn lại dùng để tắm kỹ toàn thân, nhất là trẻ em.
Làm như vậy vài ngày liền các ban thủy đậu mọc đều, nhanh "bay" và chóng khỏi bệnh. Cách chữa này hiệu quả và rất an toàn, lại rẻ tiền (tủy vùng miền do yếu tố nguồn dược liệu).
Ngoài bệnh thủy đậu, cây phỏng dạ còn trị được nhiều loại bệnh da liễu mẩn ngứa, viêm da mày đay ở trẻ em và người lớn.
Cây phỏng dạ (chân vịt). ảnh minh họa.
Lưu ý người dân khi dùng cây phỏng dạ:
Tuy thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng cha mẹ không nên chủ quan mà không quan tâm, chăm sóc điều trị đúng cách kịp thời. Bởi có một số trẻ em chữa lâu không khỏi là do các tổn thương trên da bị nhiễm trùng, hóa mủ, lở loét... Hoặc là một bệnh ngoài da như viêm da, viêm nang lông... mà xác định nhầm là thủy đậu.
Vì vậy cha mẹ khi thấy con mọc ban thì nên cho con đi bệnh viện khám chuyên khoa để xác định rõ là bệnh gì. Việc cho con đi khám sớm nhằm kiểm soát tình trạng, mức độ nhiễm bệnh để được điều trị đúng cách, tránh để mụn nước gia tăng kích thước, dễ bội nhiễm và có thể gặp nguy hiểm hơn vì có thể bị nhiễm trùng huyết và một số biến chứng khác. Nếu có biến chứng nặng, hoặc suy giảm miễn dịch bác sĩ sẽ kê đơn Thu*c đặc biệt.
Sau một thời gian được điều trị, tình trạng bệnh sẽ dần được cải thiện, bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi, các nốt mụn nước tự vỡ, khô và bong vảy. Quá trình điều trị không nên gãi làm cho nốt mụn nước vỡ ra và lây lan sang vùng da khác.
Xử trí thế nào khi mắc thuỷ đậu?
- cha mẹ cần cho con đi khám sớm. người bị bệnh thủy đậu cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và vitamin nhóm b, c.
- Tắm nước sạch, tránh chà sát da.
- Bôi các vùng da tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (betadin, xanhmetylen...).
- Dùng Thu*c hạ sốt theo y lệnh khi trẻ sốt cao.
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
Khi có dấu hiệu của bệnh thủy đậu cần lưu ý:
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh để phòng tránh lây lan.
- Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ ngơi cách ly từ 7 - 10 ngày để tránh lây lan cho những người xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối S*nh l*.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa thủy đậu.
Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội
Chủ đề liên quan:
bệnh thủy đậu bệnh truyền nhiễm BS Hoàng Kỳ cây chân vịt cây phỏng da đường hô hấp phỏng dạ viêm cầu thận cấp