Cây bụi cao 1 - 2m, có các nhánh màu tía sẫm. Lá kép lông chim lẻ với 17 - 21 dụi lá chét dài 3 - 5cm, mọc so le, hình trái xoan thon, không cân xứng, nhẵn hay hõi có lông mịn, nhạt ở mặt dýới; mép có rãng tròn thấp, gân phụ 4 - 6 cặp, lồi rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ, màu trắng có mùi không thơm lắm, tập hợp thành ngù kép ở ngọn ngắn hơn lá. Quả dạng quả mọng, dài 1cm, màu tía sẫm, có tuyến, với 1 - 2 hạt bao bởi chất nhầy.
Khá phổ biến ở Campuchia và Lào, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, có thể là cây trồng.
Ở Ấn Độ, người ta trồng chủ yếu để lấy lá mà người ta dùng như là gia vị và làm Thu*c. Lá dùng phần lớn để chế bột cary. Quả, lá dùng để trị lỵ, ỉa chảy và sốt rét. Ở Ấn Độ, người ta dùng ăn sáng để trị lỵ, nghiền nát ra và đắp ngoài để trị phát ban da; dùng sắc với rượu bia đắng lấy nước như là Thu*c hạ sốt và dùng trị rắn cắn. Vỏ và rễ được dùng trị phát ban da và vết cắn của động vật có độc.
Ở miền Trung nước ta, người ta cũng dùng lá trong ăn uống và nấu nước dùng tắm cho trẻ em bị bệnh ghẻ.
Nguồn: Internet.