Tiêu hóa hôm nay

Vì sao trẻ bị tiêu chảy cấp

Bác sĩ Phạm Doãn Bạch Mai cho biết, tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường, và đi trên 3 lần trong 24 giờ.

Quan trọng là tính chất lỏng của phân, nếu đi ngoài nhiều lần, phân bình thường, hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn, đi ngoài nhiều lần phân lỏng sệt, cũng không phải là tiêu chảy.

tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính, và kéo dài không quá 14 ngày.

tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ 2, gây Tu vong cho trẻ em, sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Trong đó, 80% Tu vong do tiêu chảy, xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính gây Tu vong là mất nước, điện giải, sau đó là suy dinh dưỡng.

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.

- Virus: Rota virus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng, và đe doạ tính mạng trẻ dưới 2 tuổi. Các virus khác: Adeno virus, Norwalk virus.
- Vi khuẩn: Escherichia Coli (E.Coli), lỵ trực trùng (Shigella), Campylobacter Jejuni, Salmonella không gây thương hàn, vi khuẩn tả. Trong đó, lỵ trực trùng và tả có thể gây dịch lớn.
- Ký sinh trùng: Amip, đơn bào.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng gây tiêu chảy cấp, đó là dị ứng thức ăn, dùng kháng sinh, vân vân.


2. Hậu quả của tiêu chảy cấp.

- Mất nước, mất natri.
- Thở mạnh, sâu, môi đỏ.
- Thiếu Kali: Trướng bụng, liệt ruột cơ năng, rối loạn nhịp tim.

3. Triệu chứng khi tiêu chảy cấp">bị tiêu chảy cấp.

- Tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân lỏng đi nhiều lần, mùi chua, phân có thể có nhầy. Trường hợp lỵ, thì phân nước có lẫn máu và nhầy mũi.
- Nôn: Thường xuất hiện đầu tiên trong tiêu chảy, do rota virus, tụ cầu.

Chẩn đoán mức độ mất nước: Rất quan trọng để quyết định xử trí.

4. Cách điều trị tại nhà .

Cho trẻ uống thêm dịch, ( càng nhiều càng tốt nếu trẻ muốn).
- Cho bú nhiều hơn và lâu hơn, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, thì cho uống ORS sau bú. Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, cho uống thêm 1 hay nhiều loại dịch, như ORS, súp, nước cơm, nước cháo hoặc nước sạch. Uống từng ngụm nhỏ bằng thìa, nếu trẻ nôn, thì ngừng 10 phút, rồi cho uống lại, nhưng chậm hơn.
- Cho trẻ uống tuỳ theo trẻ muốn, cho tới khi ngừng tiêu chảy.
- Cách pha ORS: Pha đúng tỷ lệ và sử dụng trong vòng 24h.

Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng.
- Khẩu phần hàng ngày nên tiếp tục và tăng dần lên, đảm bảo ăn chín, hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng. Tiếp tục cho bú tích cực, nếu trẻ còn bú mẹ.
- Thực phẩm nên nghiền nhỏ, ăn thành nhiều bữa, để dễ hấp thu. Nên ăn thịt, cá, trứng, các thực phẩm giàu kali, như chuối, nước dừa, nước hoa quả tươi. Hạn chế chất xơ, thức ăn có nhiều đường. Không dùng nước uống có gas.
- Sau khi hết tiêu chảy, tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn giàu năng lượng, và thêm 1 bữa phụ mỗi ngày ngày, ít nhất trong 2 tuần. Nếu trẻ suy dinh dưỡng, bữa ăn phụ nên được tiếp tục, cho đến khi trẻ đạt được cân nặng bình thường theo chiều cao.

Bổ xung kẽm hàng ngày, trong 10 đến 14 ngày:
Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi: 10mg mỗi ngày. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên: 20mg mỗi ngày, uống khi đói.

Đưa trẻ đi khám ngay, khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau:
- Đi ngoài phân lỏng liên tục, nôn tái diễn, sốt cao hơn, phân có máu.
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú, hoặc không đỡ sau 2 ngày điều trị.

5. Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy.

- Nuôi con bằng sữa mẹ. Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nghĩa là không phải ăn hoặc uống thêm thứ gì khác, kể cả nước lọc. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn, sẽ ít mắc bệnh tiêu chảy, cũng như các bệnh nhiễm trùng khác, và tỉ lệ Tu vong thấp hơn, so với trẻ không được bú mẹ, hoặc bú mẹ không hoàn toàn.

Bú mẹ giảm nguy cơ dị ứng, tăng sức đề kháng. Bú mẹ giúp trẻ tối ưu hệ tiêu hoá, phát triển não bộ tốt nhất. Cho trẻ bú mẹ sớm nhất trong 1h đầu, bú theo nhu cầu, trẻ cần được bú mẹ tới 2 tuổi hoặc hơn.

- Cải thiện tập quán ăn dặm cho trẻ em: Cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Thức ăn cân đối, đầy đủ dưỡng chất. Nguồn thực phẩm, nguồn nước an toàn, nấu chín, và dùng ngay sau khi chế biến. Nếu không dùng luôn, thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tối đa 2h.

- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh, ăn uống.

- Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi ngoài, thay tã lót cho trẻ, trước khi làm thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.

- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.

- Sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo ăn chín, uống nước đã đun sôi.

- Phòng bệnh bằng vắc xin.

- Phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Tiêm phòng sởi có thể giảm tỷ lệ mắc, và mức độ trầm trọng của tiêu chảy. Vì sau khi bị sởi, miễn dịch của trẻ giảm, rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó có tiêu chảy cấp. Tất cả trẻ em, cần tiêm phòng sởi ở độ tuổi kiến nghị.

- Vắc xin Rotavirus: Đã triển khai ở các nước phát triển, cho thấy hiệu quả, phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus rất tốt.

- Vắc xin lỵ, E. Coli, đang được nghiên cứu sản xuất.

Theo: VnMedia.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vi-sao-tre-bi-tieu-chay-cap-1646.html)

Tin cùng nội dung

  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY