Nói đến phản tướng của nhà Thục Hán thời kỳ Lưu Bị, có em vợ của Lưu Bị là My Phương, còn có Phó Sĩ Nhân, Mạnh Đạt, Phạm Cương, Trương Đạt.
Tuuy nhiên nhiều người cho rằng, hoàng quyền mới là kẻ phản tướng lớn nhất của lưu bị, hơn thế sau khi hoàng quyền đầu hàng tào tháo, lưu bị vẫn đối xử tốt với con cháu hoàng quyền, con trai của hoàng quyền về sau cũng vì thục hán mà chết trận sa trường.
Lý do của việc này là gì?
Hoàng Quyền nhiều lần đổi chủ
Nói đến Hoàng Quyền, ban đầu ông cũng không theo phò tá Lưu Bị, mà ông là thuộc hạ của Lưu Chương.
Năm kiến an thứ 16 (tức năm 211), trương tùng đề xuất lưu chương mở cửa nghênh đón tả tướng quân lưu bị vào xuyên thục, hợp tác để cùng đối phó với trương lỗ ở hán trung, mà hoàng quyền cho rằng việc này giống như dẫn sói vào nhà, cho nên hết lòng khuyên can lưu chương rằng:
"Tả tướng quân kiêu dũng vang danh, nay mời ông vào Xuyên Thục, dùng lễ nghi của bề dưới đối đãi với ông, chắc chắn sẽ không thể làm ông hài lòng; Nếu dùng lễ nghi khách quý tiếp đón ông, song một nước không thể có hai chủ, nếu khách đến có thế lực vững chắc như Thái Sơn, vậy thì chủ nhân sẽ rơi vào nguy cơ hiểm nghèo, bị đe dọa từng giờ từng phút. Tình thế bây giờ nên dùng hết sức cố thủ biên giới, để duy trì ổn định thế cục."
Hình ảnh nhân vật hoàng quyền trên phim.
Nhưng lưu chương không nghe lời khuyên của hoàng quyền, thậm chí còn giáng hoàng quyền làm huyện lệnh quảng hán.
Chỉ sau một năm ngắn ngủi, lời của hoàng quyền đã trở thành sự thật, lưu bị xích mích với lưu chương, bấy giờ các châu huyện đều gió chiều nào che chiều ấy, chỉ có riêng hoàng quyền kiên quyết cố thủ thành trì, sau khi biết thái độ và hành động của hoàng quyền, lưu bị tán dương ông mà nói:
"hoàng quyền đóng cửa thành cố thủ, chính là lễ tiết của người quân tử." phải đến sau khi lưu chương đầu hàng lưu bị, hoàng quyền mới quy thuận theo lưu bị, được lưu bị phong làm thiên tướng quân.
Sau này hoàng quyền lại đầu hàng tào tháo, vậy là cả đời ông đã thờ phụng ba vị chủ công, song cả ba người đều đối đãi rất tốt với ông, thậm chí đều công nhận lòng trung thành của ông, các vị đồng liêu của ông cũng tán dương với ông.
Tư Mã Ý còn khen rằng: "Hoàng Công Hành là kẻ sĩ hào hiệp, thường ngồi cảm thán bày tỏ về túc hạ (là Gia Cát Lượng), trước sau như một".
Có thể thấy được rằng, dù hoàng quyền đổi chủ nhưng lòng trung tâm của ông vẫn còn.
Hoàng Quyền bị ép phải đầu hàng
Sau khi lưu bị và lưu chương trở mặt với nhau, hoàng quyền từ đầu đến cuối vẫn không chịu hàng, phải đến khi lưu chương đầu hàng, hoàng quyền mới theo chủ công đầu hàng lưu bị, hành động này của hoàng quyền khiến lưu bị rất coi trọng ông.
Trước trận hán trung, hoàng quyền đã từng nói với lưu bị rằng: "nếu mất đi hán trung, thì vùng tam ba sẽ bị uy hiếp, việc này chính là cắt đi vây cánh của đất thục." chính vì thế lưu bị lập tức cử hoàng quyền thống lĩnh quân lính tiến vào ba trung.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.
Trong trận hán trung, lưu bị giết được danh tướng hạ hầu uyên dưới trướng tào tháo, đẩy lui quân chi viện của tào tháo, chiếm cứ được hán trung, người đời đều biết lưu bị có được kết quả này là nhờ mưu lược của pháp chính, nhưng ít ai biết những mưu kế này hoàng quyền đã thay lưu bị nghĩ ra trước, hơn thế cũng đã được nghiệm chứng rất tốt.
Hán trung nằm trong tay thục hán, trở thành lá chắn bảo vệ cho ích châu. năm kiến an thứ 24, lưu bị tự xưng là hán trung vương, hoàng quyền cũng được phong là trị trung tòng sự.
Bởi vì quan vũ đắc ý đánh mất kinh châu, khiến ngô thục giao chiến, sau khi lưu bị xưng đế, đã lập tức chuẩn bị để thảo phạt đông ngô, hoàng quyền can ngăn lưu bị rằng: "người ngô dũng mãnh, thiện chiến, thủy quân lại hùng mạnh, thông thạo, đất ngô dễ vào nhưng khó lui, thần xin được làm tiên phong dẫn quân đi trước do thám, bệ hạ trấn giữ phía sau".
Thực ra đề nghị của hoàng quyền rất tốt, xuất phát từ hai phương diện, thứ nhất, năm ấy tuổi tác lưu bị đã cao, không thích hợp để dấn thân vào nơi nguy hiểm, lo sợ rằng khi cùng quân ngô giao chiến sẽ phát sinh tình huống không may; thứ hai là để vạch ra kế hoạch tác chiến, chiến thuật thì cần phải thăm dò thực hư binh lực của đông ngô, để từ đó giảm thiểu tối đa thương vong về người cho phe mình.
Kế hoạch này của hoàng quyền rất đúng trọng tâm, cũng được nghiệm chứng kết quả trong trận di lăng, nhưng lúc ấy lưu bị lại không nghe lời khuyên của hoàng quyền, hơn thế còn cử hoàng quyền thống lĩnh quân đội giang bắc, để đề phòng phía ngụy quốc xuất binh, còn bản thân thì đích thân dẫn quân tiến về giang nam.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.
Trong trận Di Lăng, Thục Hán đại bại, vì Đại đô đốc Đông Ngô là Lục Tốn thuận theo dòng chảy Trường Giang, đột phá bao vây của quân Thục, quân Thục đánh không lại phải rút lui.
Khi ấy đường rút lui của quân đội hoàng quyền ở giang bắc cũng bị đông ngô chặn đứng, hoàng quyền tự thấy không thể đầu hàng đông ngô, hết cách bèn chỉ đành đưa quân đầu hàng ngụy quốc.
Bấy giờ, thất bại của thục quân đã chắc chắn, quân lính do hoàng quyền chỉ huy khoảng 5 đến 10 ngàn binh mã, hoàng quyền chọn đầu hàng cũng là để bảo vệ tính mạng cho những binh lính này.
Lưu Bị hổ thẹn với Hoàng Quyền
Hoàng quyền đầu hàng nhà ngụy, chiếu theo luật pháp thục hán, phải giết hết gia đình của ông, nhưng lưu bị lại nói: "cô phụ hoàng quyền, quyền bất phụ cô dã" (nghĩa là: là ta phụ lòng hoàng quyền chứ quyền không phụ ta).
Lưu bị biết rằng hoàng quyền đầu hàng ngụy quốc cũng là do tình thế ép buộc không còn cách nào khác, bản thân khi ấy lại không tin tưởng nghe theo lời của hoàng quyền, trận di lăng đại bại khiến quân của hoàng quyền không thể quay lại thục quốc, đây đều là sai lầm của người đứng đầu là lưu bị.
Lưu bị cho rằng hành động này của hoàng quyền không sai, nên cũng không bắt giết người nhà của hoàng quyền, ngược lại vẫn đối xử như cũ với người nhà ông. khi hoàng quyền đầu hàng tào ngụy, tào phi có hỏi ông rằng: "nhà ngươi bỏ đi, làm phản mà quy thuận ta, là bắt chước làm theo trần bình, hàn tín chăng?"
Hoàng Quyền đáp rằng: "Ta chịu ơn ân sủng lớn lao của Lưu Chủ (Lưu Bị), không thể đầu hàng quân Ngô, lại chẳng thể quay về Thục Hán, cho nên mới đến đây xin hàng. Huống hồ, một tướng quân bại trận, được tha chết cũng đã là phúc phận, nào có ý dám so sánh với cổ nhân." Tào Phi bởi vậy rất tán thưởng Hoàng Quyền, còn thăng quan phong hầu cho ông.
Hoàng quyền vẫn luôn trung thành với lưu bị, khi có người loan tin đồn người nhà hoàng quyền bị lưu bị giết chết, hoàng quyền không hề tin điều đó, ngược lại ông vẫn luôn tin vào phẩm cách làm người của lưu bị.
Đến khi lưu bị qua đời, triều thần nhà ngụy đều rất vui mừng, chỉ có mình hoàng quyền không cảm thấy vui chút nào, vì chuyện này tào phi còn cố ý dọa dẫm, thử hoàng quyền, trước thử thách của tào phi, hoàng quyền trước sau vẫn bình tĩnh như thường, tào phi cho rằng hoàng quyền rất có nghĩa khí, cốt cách.
Con trai của hoàng quyền ở thục hán là hoàng sùng, sau khi trưởng thành được phong làm thượng thư lang.
Công nguyên năm 263, Hoàng Sùng cùng Gia Cát Chiêm chống lại Đặng Ngải, đề nghị Hoàng Sùng đưa ra lại không được Gia Cát Chiêm chấp thuận, quân Thục bỏ lỡ cơ hội, buộc phải rút về thủ ở Miên Trúc.
Đến khi đại chiến cùng Đặng Ngải, ông đã khích lệ binh lính, khiến binh lính đều mang quyết tâm thề chết quyết chiến với Ngụy quân, mà Hoàng Sùng cũng vì xông pha chiến đấu mà chết trên chiến trường.
Hoàng Sùng chết tại sa trường, đã làm hết chức trách của thần tử bề tôi, sự hi sinh anh dũng vì tổ quốc của ông cũng coi như là báo đáp đối với Lưu Bị.
Theo Báo Tổ quốc
Link bài gốc Lấy link
https://ttvn.toquoc.vn/chung-kien-manh-tuong-cua-minh-bo-thuc-hang-tao-luu-bi-khong-ngo-da-dung-cach-nay-de-doi-xu-voi-con-chau-cua-ke-phan-boi-8202122311843144.htmTheo Báo Tổ quốc