Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chứng tăng động, giảm chú ý ở độ tuổi học đường: Không nên chủ quan

Những năm gần đây, không ít trẻ em ở độ tuổi học đường mắc chứng tăng động giảm chú ý, nên không thể chủ quan. Trong bối cảnh đó, với vai trò là cơ sở y tế lớn về chăm sóc sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức triển khai nhiều hoạt động, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như gia đình trẻ về chứng bệnh này, từ đó có biện pháp phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

những năm gần đây, không ít trẻ em ở độ tuổi học đường mắc chứng tăng động giảm chú ý, nên không thể chủ quan. trong bối cảnh đó, với vai trò là cơ sở y tế lớn về chăm sóc sức khỏe tâm thần, bệnh viện tâm thần mỹ đức triển khai nhiều hoạt động, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như gia đình trẻ về chứng bệnh này, từ đó có biện pháp phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Khởi bệnh sớm, ảnh hưởng lâu dài

Theo đánh giá, chứng tự kỷ và tăng động, giảm chú ý ở trẻ em có những điểm tương đồng, nhưng cũng không ít khác biệt. Cụ thể, rối loạn tự kỷ là một tình trạng ngôn ngữ, nhận thức, cảm giác cùng với hành vi bị rối loạn suy yếu, từ đó gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt. Nguyên nhân là do rối loạn phát triển hệ thần kinh ở não bởi một số gen bất thường, làm thay đổi một số cấu trúc ở các bộ phận: Tiểu não, thùy trán, thùy thái dương sinh hóa kết quả không được bình thường.

Tăng động giảm chú ý là một hội chứng, biểu hiện rõ nhất là không chú ý, hiếu động, bốc đồng, có đặc trưng là khởi bệnh sớm trước 7 tuổi. Người mắc chứng tăng động giảm chú ý thường có những hoạt động quá mức, kém kiềm chế, thiếu chú ý rõ rệt, thiếu kiên trì trong công việc. Những biểu hiện này thể hiện qua nhiều tình huống, trong đó sự thiếu chú ý là nét trọng tâm…

Khi mắc tăng động giảm chú ý, trẻ em gặp nhiều vấn đề về tâm thần và hành vi kèm theo, dễ xung đột, thường gặp những vấn đề về kỷ luật do trẻ ít tuân thủ các nguyên tắc; thường thiếu kiềm chế về mặt xã hội do trẻ thiếu thận trọng và dè dặt, ít được các trẻ khác thừa nhận và thường bị cô lập…

Nói cách khác, chứng tự kỷ có những biểu hiện gần giống như khuyết tật trí tuệ, biểu hiện rõ rệt trong vòng 3 năm đầu đời của trẻ, còn tăng động giảm chú ý là chứng bệnh ảnh hưởng đến cách não phát triển. Trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý, nếu không được điều trị sớm, thì đến tuổi vị thành niên có thể tiếp tục gặp khó khăn trong quá trình học tập vì kiến thức ngày càng khó hơn, thời gian học dài hơn, đòi hỏi độ tập trung cao hơn. Đến tuổi trưởng thành, những trường hợp này làm việc đạt năng suất thấp hơn so với lao động bình thường, thiếu động lực làm việc, thiếu kỹ năng tổ chức.

Do hay bị thất bại hoặc gặp khó khăn trong các mối quan hệ, nên người mắc chứng tăng động giảm chú ý thường dễ bị tổn thương lòng tự trọng, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, thậm chí có nguy cơ rối loạn sử dụng các chất kích thích, rối loạn chống đối xã hội…

Như vậy, chứng tăng động giảm chú ý là một trong biểu hiện về rối loạn tâm thần, khởi bệnh khá sớm và ảnh hưởng lâu dài.

Cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời

Thực hiện “chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng thành phố hà nội”, những năm gần đây, bệnh viện tâm thần mỹ đức phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức nhiều hoạt động, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như gia đình trẻ em về chứng tăng động, giảm chú ý, từ đó có biện pháp phát hiện sớm, điều trị kịp thời. trong đó, quý iv-2022, bệnh viện tâm thần mỹ đức đã tổ chức tập huấn cho giáo viên và phụ huynh tại 5 trường tiểu học trên địa bàn huyện chương mỹ. đó là trường tiểu học phụng châu, trường tiểu học chúc sơn a, trường tiểu học chúc sơn b, trường tiểu học ngọc hòa và trường tiểu học thụy hương.

Sau khi tham gia tập huấn, hàng trăm giáo viên và phụ huynh các nhà trường hiểu rõ hơn về chứng tăng động giảm chú ý ở tuổi học đường. Chị Nguyễn Thị Thu Phương, phụ huynh Trường Tiểu học Chúc Sơn A cho biết, nếu quan sát kỹ, phụ huynh có thể nhận biết những biểu hiện bất bình thường của con, cháu. Trẻ có biểu hiện tăng động thường cử động chân tay liên tục, ngồi không yên, chạy quanh, leo trèo, gây ồn ào quá mức… Còn trẻ có biểu hiện giảm chú ý thường không lắng nghe, không thể chú ý vào chi tiết, né tránh nhiệm vụ đòi hỏi duy trì nỗ lực, quên các hoạt động thường ngày, dễ sao nhãng với những kích thích bên ngoài…

Cùng với hoạt động tư vấn, bệnh viện tâm thần mỹ đức đã tiến hành khám sàng lọc cho 350 học sinh ở 5 trường học nêu trên, qua đó phát hiện 12,8% học sinh có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý ở độ tuổi học đường. những gia đình có con có biểu hiện được các bác sĩ tư vấn điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp tâm lý, định kỳ khám lại đánh giá kết quả điều trị.

Anh T.H.H (phụ huynh của một học sinh Trường Tiểu học Thụy Hương có biểu hiện mắc bệnh) chia sẻ, ở độ tuổi học đường, trẻ em tiếp xúc nhiều nhất với giáo viên và phụ huynh, nên việc điều trị cho trẻ cần được hỗ trợ trực tiếp từ gia đình và thầy, cô giáo. Vì thế, anh H điều trị cho con bằng cách xây dựng những quy tắc cụ thể, rõ ràng, gắn gọn, giúp con dễ nhớ, dễ hiểu; đồng thời giao việc cho con theo thời gian biểu phù hợp. Ngoài ra, gia đình anh H xây dựng cho con những thói quen tích cực, dành nhiều thời gian cho con (cùng con tập yoga, đọc sách…); có lời khen khi con tiến bộ, biết chấp nhận hạn chế, không đay nghiến khi con mất tập trung hoặc không làm việc gì đó (ví dụ không làm bài tập, bỏ dở bài tập đang làm để đi chơi…). Định kỳ hằng tháng, an H đưa con đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe. Với cách hỗ trợ tương tự, học sinh T.N.K, Trường Tiểu học Phụng Châu giảm dần hành vi tăng động, sự chú ý cải thiện rõ rệt.

Theo đánh giá của các nhà trường, việc tổ chức tập huấn về chứng tăng động giảm chú ý tuổi học đường cho đội ngũ giáo viên và phụ huynh; khám sàng lọc cho học sinh là vô cùng cần thiết. Bởi hiện nay, do tập trung cho công việc, nên một số phụ huynh chưa dành nhiều thời gian cho con, khiến họ không phát hiện kịp thời những biểu hiện, hành vi bất bình thường ở trẻ em. Thậm chí, khi thấy con em có biểu hiện của chứng tăng động, có những người cho rằng “trẻ con đứa nào cũng nghịch, lớn lên sẽ hết, sẽ trưởng thành”, mà không hiểu rõ đó là biểu hiện của bệnh về sức khỏe tâm thần, cần phải điều trị.

Dưới góc nhìn chuyên môn, phó chủ nhiệm chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng thành phố hà nội, giám đốc bệnh viện tâm thần mỹ đức nguyễn quốc thắng khuyên người dân nên dành nhiều thời gian cho trẻ em. nếu thấy trẻ có biểu hiện khác thường, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời, càng để lâu, hậu quả càng nghiêm trọng. phụ huynh, giáo viên và những người có trách nhiệm với trẻ em không nên chủ quan.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1049870/chung-tang-dong-giam-chu-y-o-do-tuoi-hoc-duong-khong-nen-chu-quan)

Tin cùng nội dung

  • Hiện không ít người dân lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến nghiện rượu. Đây là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tâm thần, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống của người sử dụng, gia đình và xã hội. Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị rối loạn tâm thần do rượu, ngoài các biện pháp chuyên môn, Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức đã thành lập và duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ Rượu tại bệnh viện, giúp người bệnh có thêm kiến thức, kỹ năng điều trị cai nghiện rượu sau khi xuất viện.
  • (HNMO) - “Bất kỳ ai cũng có thể gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần”, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức Nguyễn Quốc Thắng nhấn mạnh.
  • (MangYTe) - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng vừa tổ chức công bố website “Bảo vệ trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội” và ứng dụng di động dành cho trẻ em và thanh thiếu niên tại Đà Nẵng.
  • Theo một khảo sát mới của WHO, đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoặc tạm dừng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần quan trọng ở 93% quốc gia trên toàn thế giới trong khi nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tâm thần ngày càng tăng…
  • Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế mới đây đã phát hiện ra rằng bệnh lý Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có liên quan tới tình trạng rối loạn giấc ngủ.
  • Bộ Y tế đã thành lập Hội đồng chuyên môn về điều trị, quản lý bệnh tâm thần trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Cần xây dựng các khuyến cáo bảo vệ sức khỏe tâm thần cho người dân như những người mắc tâm lý lo âu do mất việc làm, cách ly…
  • MangYTe – Hiện có nhiều đối tượng phải cách ly như cách ly tại bệnh viện, cách ly tại cơ sở tập trung, cách ly tại nhà, trong đó, nhiều trường hợp gặp vấn đề sức khỏe tâm thần cần sự hướng dẫn, chăm sóc và hỗ trợ về sức khỏe…
  • Nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội và một số nghiên cứu khác, tỷ lệ trẻ em và vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm khoảng 15-17% số học sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY