Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia chỉ ra 7 thói quen huỷ hoại gan trong âm thầm, nhiều người Việt làm hàng ngày

Gan được xem là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, chịu trách nhiệm với hơn 500 công việc khác nhau nhằm duy trì các hoạt động sống của con người. Nhưng đáng buồn thay, nhiều người vẫn không trân trọng cơ quan này và thường xuyên làm những việc huỷ hoại gan trong âm thầm.

Như đã nói, gan đảm nhận rất nhiều vai trò trong cơ thể, thậm chí là chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng mà không một cơ quan nào khác có thể thay thế. Trong đó, nhiệm vụ chính của gan sẽ bao gồm: trung tâm điều hòa và chuyển hóa các chất, khử độc, bài tiết, duy trì lượng đường trong máu, và điều chỉnh quá trình đông máu. Nếu gan của một người bị hỏng hoàn toàn, người đó có thể sẽ tử vong trong 24h do hạ đường huyết.

Điều này chứng minh rằng chúng ta không thể sống nếu thiếu đi lá gan của mình. Do đó, việc chăm sóc gan là điều cực kỳ cần thiết để đảm bảo sức khỏe tổng thể (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc tốt cho cơ quan này. Thậm chí nhiều người còn hay thực hiện các thói quen xấu, khiến gan bị tàn phá ngày qua ngày. Các chuyên gia nhận định mỗi người sẽ có nhiều thói quen xấu khác nhau làm hại đến gan, nhưng phổ biến nhất vẫn là 7 thói quen xấu sau đây.

7 thói quen xấu nhiều người hay làm, huỷ hoại gan trong âm thầm

1. Thức khuya

Cơ chế làm việc của gan sẽ bắt đầu từ khoảng 23h đến 3h sáng hôm sau. Cụ thể, khoảng từ 23h - 1h, gan sẽ làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất thừa thải ra ngoài cơ thể, sử dụng triệt để các chất dinh dưỡng của thực phẩm đã được nạp vào cơ thể trong ngày và giúp việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn. Từ 1h đến 3h, túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu hoá chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong máu. 

Nếu ta thức khuya, gan sẽ phải làm việc vất vả hơn, thậm chí bị tổn hại do thức khuya sẽ làm tăng các phản ứng oxy hóa tại gan. Các phản ứng oxy hóa này sản sinh ra các chất trung gian độc hại, có thể hủy hoại các tế bào gan và làm suy giảm vai trò của cơ quan này. Từ đó tạo điều kiện cho các bệnh lý nguy hiểm về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan,... thậm chí là ung thư gan có cơ hội phát triển.

Gan sẽ thực hiện tốt nhất các vai trò thải độc và tiêu hoá chất béo khi cơ thể trong trạng thái ngủ say (Ảnh: Internet)

2. Bỏ bữa sáng

Quy tắc ăn đủ 3 bữa/ ngày là một trong những cách cơ bản nhất để điều hòa gan, tuy nhiên nhiều người lại có thói quen bỏ bữa sáng - bữa ăn được nhiều chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh là quan trọng nhất trong ngày. 

Sau một đêm, cơ thể tự đốt cháy calo thì việc bắt đầu nạp năng lượng bằng bữa sáng là cần thiết. Bỏ bữa sáng sẽ khiến lượng đường trong máu của cơ thể giảm xuống, máu cung cấp cho gan không đủ, về lâu về dài có thể dẫn đến các bệnh lý về gan.

3. Lạm dụng rượu bia

Thói quen lạm dụng rượu bia của người Việt chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh lý về gan, do chức năng đào thải độc tố của gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguyên nhân là do gan tập trung vào việc chuyển hóa rượu thành một dạng ít độc hơn nhưng chỉ có thể chuyển hóa với liều lượng nhỏ. Trong khi đó, lượng rượu dư thừa sẽ lưu thông khắp cơ thể  gây hại ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể và hệ thần kinh trung ương. 

Tình trạng này thường xảy ra ở nam giới uống từ 4 ly trở lên mỗi ngày và phụ nữ uống từ 2 ly trở lên. Vào thời điểm xuất hiện các triệu chứng, gan đã có thể bị hư hại đến mức không thể sửa chữa được (Ảnh: Internet)

4. Hút thuốc lá vào buổi sáng

Khói thuốc lá ảnh hưởng gián tiếp đến gan. Các hóa chất độc hại trong khói thuốc cuối cùng sẽ đến gan và gây ra căng thẳng oxy hóa, tạo ra các gốc tự do gây hại cho tế bào. Và việc hút thuốc lá vào buổi sáng, nhất là khi ngủ dậy thì còn độc hại gấp bội.

Theo đó, hút thuốc vào buổi sáng sẽ khiến máu trong cơ thể bị “dính”, độ nhớt tăng lên dẫn đến máu gan lưu thông kém, cản trở chức năng gan. Tốt hơn hết, để bảo đảm cho sức khoẻ của bản thân và gia đình, hãy từ bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ.

5. Lạm dụng thuốc và uống thuốc khi bụng đói

Người Việt ta có thói quen là hay dùng thuốc cho mọi trường hợp, đặc biệt là thuốc giảm đau hoặc thuốc đặc trị thông thường dù tình trạng khi đó không hoàn toàn nghiêm trọng, chẳng hạn như: ho ngứa cổ họng, chóng mặt, nóng sốt, đau đầu, đau tay - chân,... Các bác sĩ vẫn luôn khuyên người bệnh hạn chế dùng đến thuốc nhất có thể. Vì hiện tượng đau, ho, nóng sốt đều được xem là cơ chế bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, việc ta uống thuốc vào có thể làm dịu đi các hiện tượng đó - nhưng đồng thời cũng sẽ làm suy yếu chức năng của hệ miễn dịch. 

Bên cạnh đó, việc dùng đến thuốc dù không thật sự cần được xem là một hình thức lạm dụng, vô tình gây áp lực lên gan. Do chức năng chính của cơ quan này là phân hủy các chất đưa vào cơ thể bằng đường uống, kể cả thuốc, thảo mộc, thực phẩm chức năng. Lạm dụng thuốc có thể làm gia tăng độc tính, buộc gan phải hoạt động vất vả hơn để phân huỷ.

Không chỉ thế, còn có nhiều người có thói quen uống thuốc kể cả khi bụng đói. Các chuyên gia sức khoẻ cho biết, uống thuốc khi bụng đói cực kỳ hại cho gan vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giải độc của bộ phận này

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chuyen-gia-chi-ra-7-thoi-quen-huy-hoai-gan-trong-am-tham-nhieu-nguoi-viet-lam-hang-ngay-730124.html)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY