Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia chỉ rõ sai lầm bố mẹ Việt rất hay mắc phải khi cho trẻ ăn

Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, cha mẹ thường hay gặp phải những sai lầm khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chuyên gia dinh dưỡng điểm mặt những sai lầm các bậc phụ huynh cần khắc phục ngay.

Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, cha mẹ thường hay gặp phải những sai lầm khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chuyên gia dinh dưỡng "điểm mặt" những sai lầm các bậc phụ huynh cần khắc phục ngay.

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sai lầm mà các bố mẹ hay gặp phải là cha mẹ muốn cho con ăn với thể tích lớn hơn khả năng chứa đựng của dạ dày em bé. Nhiều khi dạ dày của em bé chỉ 200ml nhưng các mẹ muốn trẻ uống sữa phải nhiều hơn, hoặc ăn cháo, bột bát to. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu xem thể tích dạ dày của bé ăn bao nhiêu là vừa đủ để tương ứng với bữa ăn mà các mẹ đưa vào, như vậy bé ít nôn trớ, co bóp dạ dày tốt hơn, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Sai lầm thứ hai là cha mẹ chỉ quan tâm đến trong bữa ăn cho con nhiều chất đạm, khi nhiều chất đạm thì bé sẽ phải sử dụng nhu cầu nước cao hơn để tiêu hóa chất đạm đó, nhưng lại bổ sung ít nước dẫn đến trẻ bị táo bón 2-3 ngày đi đại tiện một lần. Khi không đi được đại tiện thì cơ thể trẻ không có chỗ để chứa thức ăn mới khiến bé trở nên biếng ăn.

Vấn đề thứ 3 nhiều bố mẹ hay mắc phải đó là các mẹ chỉ quan tâm đến chất đạm, thể tích bữa ăn mà ít khi quan tâm đến chất béo trong bữa ăn. Có phụ huynh chỉ cho bé ăn một ml chất béo, trong khi đối với trẻ dưới 2 tuổi thì lượng chất béo cung cấp vào khoảng 40% tổng năng lượng bữa ăn đó. Vì thế không đủ năng lượng cho bé tăng cân, bé không tăng cân thì mẹ lại ép bé ăn để tăng cân, chính việc ép đó làm bé biếng ăn và dẫn đến sợ ăn.

"Việc hiểu về S*nh l* của từng giai đoạn, bộ máy tiêu hóa, thể tích dạ dày, khả năng bài tiết dịch, chức năng hoàn thiện của bộ máy tiêu hóa thực sự quan trọng từ đó cung cấp được bữa ăn vừa đảm bảo tính đa dạng nhu cầu của con mình làm cho bé có sức khỏe tốt nhất. Sức khỏe tiêu hóa quyết định đến 2/3 chức năng miễn dịch của em bé, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ tiêu hóa được tốt hơn, làm cho trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn"- PGS.TS Lê Bạch Mai phân tích.

Ngoài ra, có nhiều bà mẹ cho con ăn thêm, bổ sung không đúng độ tuổi, không phù hợp với chức năng tiêu hóa của em bé... điều này cũng làm cho trẻ dễ biếng ăn tức là không nhận đủ thức ăn cần thiết. Thực tế nhiều em bé chưa có răng mà mẹ cố ép cho bé ăn cơm, bé phải nhai bằng lợi cho nên thức ăn không thể nghiền được tốt để tiếp xúc với các dịch tiêu hóa, các men tiêu hóa ngấm vào trong thức ăn giúp tiêu hóa thức ăn.

Vì thế tất cả dồn gánh nặng cho dạ dày, bởi lẽ việc nhào trộn thức ăn miệng không làm được, răng không làm được. Bé quá tải với sức lao động của dạ dày trong bữa ăn ấy. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến con của chúng ta biếng ăn.

Em bé khỏe mạnh phải có đường tiêu hóa khỏe mạnh

PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi Trung ương, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhi (Trường Đại học Y Hà Nội) cho rằng, nếu muốn một em bé khỏe mạnh thì bé phải có một đường tiêu hóa khỏe mạnh, mà muốn có một đường tiêu hóa khỏe mạnh thì đặc biệt trong 3 năm đầu đường tiêu hóa của bé chưa trưởng thành (tuy cũng có cấu trúc như người lớn) nhưng chức năng chưa hoàn thiện.

Cho nên cần phải nuôi dưỡng bé đầy đủ từ sữa mẹ, thức ăn bổ sung đến thành phần của yếu tố sinh năng lượng, thành phần của yếu tố vi lượng... để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho em bé.

Đồng thời xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, cả về thành phần thực phẩm cũng như số các bữa ăn trong mỗi ngày và các loại thức ăn phù hợp với từng trẻ.

Tiếp đến là phải xây dựng thói quen ăn uống phù hợp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi, thói quen ăn uống tốt, em bé chủ động trong ăn uống... thì đường tiêu hóa của em bé sẽ khỏe mạnh. Ngược lại, chúng ta chỉ thúc ép con ăn, mua Thu*c kích thích tăng cân sẽ làm thay đổi tâm lý của con, lúc đó lợi không thấy đâu mà có thể có hại sau này.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu ý bữa ăn đa dạng, có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm, đặc biệt chú ý bổ sung các vi chất di dưỡng cho con trẻ.

Vấn đề quan trọng là mẹ phải đảm bảo đậm độ thức ăn - tức là cung cấp đủ chất béo cho bé, dưới 2 tuổi là 80% trọng lượng não đã hình thành cho nên cần chất béo, chất béo có đậm độ năng lượng cao sẽ giúp bé thông minh lại không ăn quá nhiều để đến mức phải sợ ăn, biếng ăn.

Theo Phạm Hiệp/Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/chuyen-gia-chi-ro-sai-lam-bo-me-viet-rat-hay-mac-phai-khi-cho-tre-an-20200107151130707.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY