Kinh tế xã hội hôm nay

Clip: Kì đà số đen đụng trúng ông trùm hổ mang chúa to như trăn Miến Điện

Lang thang lạc vào bãi đất hoang, kì đà bé nhỏ không thể tưởng tượng rằng đây chính là nơi nó gặp ông trùm hổ mang chúa.

Clip: Kì đà số đen đụng trúng ông trùm hổ mang chúa to như trăn Miến Điện:

Kỳ đà là động vật bò sát lớn, thường sống ở châu Phi, châu Á và châu Đại Dương.

Đa số các loài kỳ đà có phần đầu và cổ dài, cơ thể tương đối nặng, đuôi dài và tứ chi phát triển. Một số loài ăn thực vật, nhưng hầu hết ăn thịt. Thức ăn chính của chúng là trứng, động vật bò sát nhỏ, cá, chim và động vật có vú nhỏ.

Và điều chúng ta ít biết đó chính là kì đà thường xuyên giáp mặt với rắn, trăn và cá sấu.

Một con kì đà chưa trưởng thành đã đi lạc vào bụi rậm, dĩ nhiên nó cảm thấy mọi thứ thật bình yên cho đến khi một vật thể lạ lù lù xuất hiện sau đám cây bụi.

Hai con mắt hung dữ sáng quắc cũng những âm thanh khè khè man rợ, hắn xuất hiện – hổ mang chúa!

Khác với những con hổ mang chúa khác, đối thủ lần này của kì đà là một siêu rắn với kích thước được đo đếm ngang cơ với trăn Miến Điện – một trong những loài trăn ngoại cỡ được giới động vật công nhận.

Nói đến đây hẳn ai cũng có thể hình dung được dáng vẻ hung tợn của con hổ mang chúa rừng này!

Nó tiến đến gần kì đà, chạy vòng quanh con mồi và nhanh như cắt, một vết cắn sâu cực độc găm thẳng vào đùi của kì đà nhỏ.

Vết cắn xuyên qua lớp da dày khiến kì đà giật mình, đã quá muộn khi nọc độc ngấm vào cơ thể.

Ông trùm hổ mang tận hưởng cảm giác chiến thắng, nó kéo lê con mồi đầy hưng phấn vào bụi rậm, thưởng thức chiến lợi phẩm đầu ngày béo bở.

Rắn hổ mang chúa loài rắn thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.

Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù, loài rắn này thường không chủ động tấn công con người.

Theo các chuyên gia, rắn hổ mang chúa có khả năng giết ch*t nạn nhân, thông qua một vết cắn có chứa từ 200 – 500mg nọc độc.

Một số trường hợp, nó có thể phun ra tới 7 ml nọc độc. Đây là lượng nọc độc có thể giết ch*t một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.

Xem thêm:

Clip rùng mình cảnh tượng đàn rắn hổ mang cực độc bao vây những đứa trẻ 1 tuổi

Thiên nhiên kì bí: Vùng đất kinh dị dùng tro cốt người ch*t làm gia vị thức ăn

Clip: Cuộc đụng độ không khoan nhượng giữa ông trùm nọc độc và bá chủ phương Đông

Minh Anh (Tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/clip-ki-da-so-den-dung-trung-ong-trum-ho-mang-to-nhu-tran-mien-dien-a470694.html)

Tin cùng nội dung

  • Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc. Muốn phân biệt, nên nhìn vết cắn.
  • Gãy xương là một T*i n*n rất thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Khi bị gãy xương sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương.
  • Khi bị rắn cắn cần được cấp cứu kịp thời để tránh bị Tu vong.
  • Mọi người dân thường bị rắn cắn khi làm ruộng, đi đường hoặc đi vào rừng. Nhiều trường hợp bị rắn cắn vào tay khi đánh bắt cá; thò tay vào để bắt cua, bắt ếch; dỡ đống gạch
  • Đang lao động trong khuôn viên trại giam Đăk Plao (Đăk Nông), anh Hương bị con rắn hổ mang chúa nặng 4kg, dài gần 3m, cắn Ch?t.
  • Sau 10 ngày tích cực điều trị bằng những phương Thu*c tốt nhất, bệnh nhi Vừ Mí Chá đã hoàn toàn khỏe mạnh trở về với gia đình. Trước đó, bệnh nhi bị rắn độc cắn gây rối loạn đông máu, khả năng Tu vong cao.
  • Nếu bị rắn độc cắn bệnh nhân cần được sơ cứu ngay trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa cho biết, 5 - 6 tuần gần đây liên tục tiếp nhận 20 ca nhập viện do bị rắn độc cắn.
  • “Thời gian vàng” khi bị rắn lục cắn là 6h. Tuyệt đối không được chích, rạch vết cắn để nặn máu; không đắp lá, chườm lạnh vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, máu chảy không đông.
  • Đường xâm nhập của nọc độc rắn theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường di chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY