Câu chuyện thành công hôm nay

Cõi Cực lạc có vĩnh hằng?

HỎI: Xin được hỏi, Phật Thích Ca dạy vạn pháp vô thường. Vậy việc tồn tại một cõi Cực lạc vĩnh hằng có mâu thuẫn với lời dạy của Phật Thích Ca?

hỏi: xin được hỏi, phật thích ca dạy vạn pháp vô thường. vậy việc tồn tại một cõi cực lạc vĩnh hằng có mâu thuẫn với lời dạy của phật thích ca?

(MINH MINH, minhminh0712@yahoo.com.vn)

ĐÁP:

Bạn Minh Minh thân mến!

Vạn pháp vô thường là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật. Các pháp hữu vi, có hình tướng, duyên sinh thì đều tuân theo quy luật vô thường, biến hoại, sinh diệt. Nếu nói vĩnh hằng, thường còn mãi là không đúng với Tam pháp ấn, sai với giáo lý đạo Phật.

Đức Phật A Di Đà và Tây phương Thánh chúng.

Vì thế, cảnh giới Cực lạc tuy là y báo của Đức Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng, có vô lượng công đức cũng như sự thù thắng vi diệu trang nghiêm nhưng thực chất vẫn không vĩnh hằng, không ngoài quy luật vô thường. Bởi “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Kinh Kim cang), bất cứ pháp nào có tướng (do duyên sinh) thảy đều hư vọng, vô thường, vô ngã.

Sở dĩ giáo điển Tịnh độ (Phật giáo Bắc tông) ca ngợi Cực lạc với vô lượng thù thắng trang nghiêm là nói thiên về mặt Tướng và Dụng. Thế giới Cực lạc là y báo do vô lượng công đức đồng thời là phương tiện quyền xảo của Đức Phật A Di Đà nhằm tạo thắng duyên cho chúng sinh Ta-bà về nương để tu tập cho đến ngày thành Phật.

Nói một cách dễ hiểu, khi chưa thành Phật, các Thánh giả ở Cực lạc có được một môi trường tu tập tuyệt hảo, hội đủ mọi thắng duyên tiến tu thành Phật, bất thoái chuyển. Tuy nhiên, đến khi các Thánh giả ở Cực lạc tu tập thể nhập “Tự tánh Di Đà”, thành bậc Giác ngộ rồi thì chính các Ngài trực nhận rõ ràng nhất, Cực lạc chỉ là phương tiện độ sinh của Phật A Di Đà. Nên phàm đã có “tướng”, cho dù là Cực lạc thì cũng theo quy luật duyên sinh, vô thường, vô ngã.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN

(tuvangiacngo@yahoo.com)

Theo Giác Ngộ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/hoc/coi-cuc-lac-co-vinh-hang-742074.html)

Chủ đề liên quan:

cõi cực lạc niết bàn vĩnh hằng

Tin cùng nội dung

  • Tại Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia Phật giáo thì cây sa la thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân, cũng như với cây vô ưu. Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân.
  • Ngô Thì Nhậm đã có những suy nghĩ sâu sắc, trực tiếp cả đến trường hợp cái ch*t mà không thể tránh khỏi: “Trong Kinh dịch 64 quẻ, duy quẻ “Khốn” là thánh nhân cho phép người ta ch*t.
  • Khi Thánh Tăng A Nan Ða sống tới 120 tuổi thì cảm thấy Niết bàn gần kề. Ngài liền rời Vương Xá thành (Ràjagaha) đi về hướng Vesali, giống như đức Phật trước đó đã làm, để tìm nơi Viên tịch, thì tin tức thấu tai vua nước Magadha (Ma Kiệt Ðà) và thấu tai các vị Hoàng tử xứ Vesali.
  • Trong hàng Phật giáo có rất nhiều vị đại tông đồ rất đáng cho hậu thế noi gương. Một trong những vị đại tông đồ ấy là Thánh Tăng A Nan Ða, một cái tên đã chiếm trọn vẹn sắc thái phổ thông trong kinh điển đạo Phật.
  • Câu Thi Na là nơi đức Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn dưới hai tàng cây Sa La. Địa danh này sau được các nhà khảo cổ nhận dạng là Kasia ở quận Deoria của xứ Utta Pradesh.
  • Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường, trong đó có món ăn sūkara-maddava như là nguyên nhân dẫn đến quyết định về sự Nhập tịch của Ngài.
  • Mỗi năm đến ngày rằm Tháng 2, những người con Phật luôn tưởng nhớ tới ngày đức Phật nhập Niết Bàn. Cùng tìm đọc những bản kinh cổ xưa để sống lại thời kỳ đức Phật, ngày Đức Như Lai nhập Niết Bàn đã diễn ra như thế nào. Trân trọng giới thiệu bản dịch từ tiếng Pali của cố Pháp sư Maha Thongkham Medivongs.
  • Sau khi Ta diệt độ, 4 chúng đệ tử, trời, rồng, quỷ, thần, ai muốn sanh lên cõi trời Đâu Suất nên tu quán tưởng, tư duy chánh niệm về cõi trời ấy và giữ giới thanh tịnh, từ 1 - 7 ngày chuyên trì niệm hạnh Thập thiện, 10 Thiện đạo, công đức hồi hướng Phật Di Lặc thì hãy quán tưởng điều này.
  • Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN trân trọng thông báo đến Quý Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố được biết và triển khai thực hiện theo tinh thần nội dung Thông bạch này.
  • (MangYTe) - Thi thể của Pian được đưa ra khỏi quan tài để thay áo choàng sạch sẽ. Thi thể khi lấy ra ở trạng thái tương đương với thi thể của một người vừa qua đời không quá 36 tiếng đồng hồ. Trạng thái của Pian là dấu hiệu cho thấy vị sư đã đạt đến niết bàn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY