Kinh tế xã hội hôm nay

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Những dấu ấn sinh động 2019

(MangYTe) Năm 2019, lượng kiều hối về Việt Nam ước đạt 16,7 tỷ USD, tức là liên tiếp ba năm, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Đây mới chỉ là một con số trong bức tranh sinh động của công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong năm qua.

Năm 2019 đã chứng kiến những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội to lớn của đất nước ta. Trong những thành tựu đó, không thể không nhắc đến vai trò và sự đóng góp của cộng đồng (NVNONN). Năm 2019 cũng là năm đánh dấu 60 năm xây dựng và trưởng thành của Ủy ban Nhà nước về NVNONN.

Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, về NVNONN ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Cộng đồng NVNONN, với vai trò ngày càng tăng và địa vị ngày càng ổn định, thực sự là bộ phận không tách rời, là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Tăng cường gắn kết với quê hương

Cộng đồng NVNONN hiện nay không ngừng phát triển cả về lượng và chất, với khoảng 4,5 triệu người tại hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 500.000 người có trình độ đại học trở lên, nhiều người là những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, tài chính và một số đã tham gia vào hệ thống chính trị của các nước.

Hàng năm, có khoảng 400-500 lượt chuyên gia, trí thức NVNONN tham gia hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Sự tham gia của bốn trí thức NVNONN trong 15 thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đã tạo đà cho trí thức người Việt ở đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng đất nước.

Với nhận thức sâu sắc về việc mỗi người Việt Nam là một “đại sứ văn hóa”, kiều bào ngày càng ý thức rõ hơn tầm quan trọng của việc duy trì bản sắc văn hóa, tiếng Việt trong lòng xã hội sở tại. Nhiều lớp học tiếng Việt cho con em thế hệ thứ hai, thứ ba đã được cộng đồng tổ chức, hoạt động hiệu quả, được chính quyền sở tại đánh giá cao. Đặc biệt, tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Czech, Đài Loan (Trung Quốc)... tiếng Việt được công nhận và giảng dạy như là ngôn ngữ thứ hai ở trường phổ thông có đông người Việt.

Nhìn chung, mặc dù cư trú ở những khu vực địa lý khác nhau với hoàn cảnh ra đi khác nhau, nhưng đại đa số NVNONN có tình cảm gắn bó với quê hương đất nước, là bộ phận “máu thịt” của cộng đồng dân tộc Việt Nam, góp phần củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều cá nhân, tổ chức kiều bào có quan điểm cực đoan, đối lập đã có sự chuyển biến về nhận thức, ủng hộ các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, các kênh thông tin của kiều bào đã trực tiếp về nước tác nghiệp, đưa thông tin khách quan, xác thực về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước đến bà con, tạo dư luận tích cực trong cộng đồng.

Đáng chú ý, hoạt động của các hội nhóm, cá nhân, chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào đã tạo tiếng vang trong cộng đồng, góp phần quan trọng kết nối doanh nhân, trí thức, chuyên gia người Việt trên toàn thế giới; thúc đẩy đóng góp của kiều bào cho sự phát triển khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội của đất nước như Diễn đàn Phát triển bền vững Việt Nam 2019 tại Hà Nội, Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng tại Pháp do Hội khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Globe) tổ chức...

Điểm sáng kinh tế

Đối với cộng đồng NVNONN, bên cạnh các hoạt động giữ gìn bản sắc truyền thống và hướng về quê hương, cội nguồn thì thu hút nguồn lực kiều bào vào phát triển đất nước luôn được quan tâm, đầu tư với các chương trình kinh tế trọng điểm.

Hiện có gần 3.000 doanh nghiệp kiều bào từ Mỹ, Canada, Austraulia, Nga, Pháp, Czech, Hà Lan… đang hoạt động tại 50/63 tỉnh, thành phố trên cả nước với số vốn góp và vốn đăng ký 4 tỷ USD tập trung vào các lĩnh vực du lịch, thương mại, bất động sản, sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến, xuất khẩu thủy sản, công nghệ phần mềm… Kiều hối gửi về nước luôn duy trì mức tăng khoảng 10-15% mỗi năm với tổng kiều hối trong 10 năm qua lên gần 112 tỷ USD, đưa Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới, đóng góp quan trọng vào ổn định cán cân thanh toán và phát triển kinh tế của đất nước... Theo công bố từ Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2019, lượng kiều hối về Việt Nam ước đạt 16,7 tỷ USD.

Trong năm 2019, cộng đồng doanh nhân NVNONN cũng phát triển mạnh mẽ, từng bước lớn mạnh, gia tăng vị thế và vai trò ở quốc gia sở tại và có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, kết nối với doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương trong nước. Các chương trình do doanh nhân kiều bào tổ chức như Diễn đàn kinh tế kiều bào toàn cầu tại Hàn Quốc (6/2019); Diễn đàn Doanh nghiệp Việt kiều châu Âu tại Ba Lan (9/2019); Hội nghị xúc tiến thương mại Thái - Việt mở rộng tại Thái Lan (9/2019)… đã góp phần quan trọng quảng bá các doanh nghiệp, thương hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Doanh nhân, trí thức kiều bào đã chung tay hành động và trở thành bộ phận đóng góp hiệu quả vào hợp tác với trong nước, đồng hành trực tiếp với Chính phủ nhằm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách tốt nhất. Các nhóm, mạng lưới chuyên gia, trí thức Việt kiều thường xuyên tham vấn cho Chính phủ, cho ý kiến về xây dựng “Chính phủ thông minh”, “tạo lập hệ thống chấm điểm hành chính quốc gia”…

Sức sống từ kiều bào trẻ

Uỷ ban Nhà nước về NVNONN đã đứng ra tổ chức nhiều hoạt động quy tụ trí thức trẻ. Đất nước đang thực sự giang tay chào đón thế hệ trẻ trở về với quê hương và kết nối sự phát triển của Việt Nam với thế giới. Ủy ban phối hợp với Hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Mỹ tổ chức chương trình Vòng tay nước Mỹ (8/2019) cùng với Hội thảo Nâng cao khả năng đóng góp cho đất nước của du học sinh và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài, hỗ trợ Viện hàn lâm trẻ Việt Nam (tại Anh) tổ chức Hội thảo các Viện hàn lâm trẻ toàn thế giới tại Đà Nẵng.

Đặc biệt, tháng 11/2019, Ủy ban cũng hỗ trợ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức thành công Diễn đàn Trí thức trẻ toàn cầu lần hai tại Hà Nội, thu hút hơn 200 trí thức đang sinh sống và học tập ở ngoài nước.

Trong năm qua, cộng đồng NVNONN không chỉ có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước trong các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, khoa học, công nghệ, mà đã bắt đầu có nhiều đóng góp hơn trong lĩnh vực văn hóa, thể thao. Vừa qua, đội bóng rổ nam Việt Nam với phần lớn thành viên là kiều bào ta ở đã đoạt vé vào bán kết SEA Games 30. Các cầu thủ mang trong mình dòng máu Lạc Hồng trở về Việt Nam với khao khát lớn nhất được trở thành cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp trên mảnh đất quê hương, đã góp phần vào thành tích lịch sử của đoàn thể thao Việt Nam.

Bước vào năm 2020 với những sự kiện trọng đại của dân tộc là kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 75 năm ngày thành lập nước, 45 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng trọng trách “kép” ở ASEAN và Liên hợp quốc, về NVNONN cần tiếp tục được đổi mới, đột phá trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ trương lớn về đại đoàn kết dân tộc, góp phần tạo nên sức mạnh cộng hưởng cho đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới.

Báo Thế giới và Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/cong-tac-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-nhung-dau-an-sinh-dong-2019-108128.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY