Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cứ 6 ca ung thư thì 1 ca là do viêm: Tránh 2 thực phẩm, ăn 3 loại có thể giúp đẩy lùi nguy cơ phát bệnh

Sau khi biết điều này, chắc chắn mọi người sẽ chú ý đến sức khỏe nhiều hơn.

Nói đến viêm, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến viêm dạ dày, viêm ruột, viêm gan... Mặc dù đây là những bệnh rất phổ biến nhưng nếu tình trạng viêm kéo dài thì có thể tiến triển thành ung thư.

Sau khi biết điều này, chắc chắn mọi người sẽ chú ý đến sức khỏe nhiều hơn.

Thời gian phát triển từ viêm thành ung thư là bao lâu?

Viêm thực chất là một phản ứng tự bảo vệ mà cơ thể chúng ta gặp phải khi đối mặt với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Phần lớn các trường hợp viêm có lợi cho cơ thể con người, nó có thể giúp cơ thể kích hoạt các tế bào miễn dịch và không miễn dịch, giúp cơ thể loại bỏ các tác nhân gây bệnh, và đẩy nhanh tốc độ sửa chữa và phục hồi các mô bị hư hỏng.

Nhưng đôi khi viêm lại có hại cho cơ thể con người. Tình trạng viêm lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể gây ung thư tế bào. Nói chung, quá trình này mất khoảng hơn 10 năm. Vậy nên, mặc dù không cần quá lo lắng về tình trạng viêm nhiễm, nhưng chúng ta cũng như không được xem nhẹ nó mà phải có những biện pháp đúng đắn, kịp thời để ngăn ngừa ung thư phát triển.

Một số tình trạng viêm dễ dẫn đến ung thư

Một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) cho thấy cứ 6 ca ung thư trên thế giới thì có 1 ca có nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn và virus - hầu hết những bệnh nhiễm trùng này thường gọi là "viêm". Vì vậy, hàng ngày cần đề phòng viêm nhiễm trở thành "đồng phạm" của ung thư. Nếu xuất hiện tình trạng viêm nhiễm trên cơ thể cần được điều trị kịp thời.

1. Viêm ruột - Ung thư ruột

Viêm ruột có rất nhiều loại, trong đó viêm loét đại tràng mãn tính có khả năng trở thành ung thư cao nhất. Tuy nhiên, nhiều người lại hay bỏ qua, thay vào đó chỉ mua một số loại Thu*c kháng viêm về dùng khiến bệnh có thể trở nên nghiêm trọng.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, nếu có tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng, có tổn thương tiền ung thư như viêm loét đại tràng, sốt cao do ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, trên 30 đến 40 tuổi có các triệu chứng về đường tiêu hóa như ung thư đại trực tràng... thì cần hết sức chú ý để ngăn ngừa ung thư ruột kết. Để phòng bệnh, cần thường xuyên tầm soát ung thư đường ruột, có chế độ ăn uống cân bằng, ăn nhiều trái cây và rau quả và ít thịt, tránh xa Thu*c lá và rượu, xây dựng thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhiều hơn và kiểm soát cân nặng.

2. Viêm gan, xơ gan - Ung thư gan

Khi bị viêm gan, nếu không được điều trị kịp thời, virus sẽ tiếp tục "hoành hành" trong gan, tiếp tục sinh sôi, gây tổn thương mãn tính cho gan, lâu dài có thể tiến triển thành xơ gan và hình thành ung thư gan.

Do đó, khuyến cáo những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan như người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư gan, người nghiện rượu lâu năm, bệnh nhân viêm gan virus mãn tính hoặc xơ gan nên đi tầm soát ung thư gan thường xuyên để phòng ngừa ung thư gan. Đồng thời, cố gắng tránh thức khuya, tránh xa rượu bia, thực phẩm ẩm mốc... cũng giúp bảo vệ gan tốt hơn.

3. Viêm dạ dày - Ung thư dạ dày

Nếu bạn nhận được kết quả khi nội soi dạ dày là viêm dạ dày mạn tính thì cần hết sức cảnh giác bởi nếu bị kích thích bởi thức ăn trong thời gian dài, hoặc bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori mãn tính sẽ tiến triển thành viêm teo dạ dày mãn tính. Lúc này nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành chuyển sản ruột và ung thư dạ dày.

Do đó, những người thuộc nhóm nguy cơ cao ung thư dạ dày, chẳng hạn như tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày, có nhiễm H. pylori, hút Thu*c lâu dài, uống rượu... nên kiểm tra nội soi thường xuyên. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo dinh dưỡng, ăn sạch, đặc biệt chú ý đến việc phòng ngừa H. pylori...

Từ viêm đến ung thư thường phải trải qua một thời gian dài, vì vậy, chỉ cần chúng ta nắm bắt cơ hội này và điều trị kịp thời đúng phương pháp thì chúng ta có thể tránh xa căn bệnh ung thư.

Tình trạng viêm nhiễm liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống

Sự xuất hiện của ung thư và chứng viêm thực sự có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống của chúng ta. Một nghiên cứu của các nhà khoa học người Úc, đăng trên trên tạp chí Advances in Nutrition vào tháng 4/2021, cho thấy rằng ăn một chế độ ăn uống chống viêm nhiễm có thể cải thiện 27 bệnh mãn tính (bệnh tim, ung thư...), giảm nguy cơ mắc bệnh và T* vong sớm.

Thực phẩm gây viêm là thực phẩm có thể làm tăng mức độ viêm trong cơ thể trong thời gian dài. Ngược lại, thực phẩm chống viêm là thực phẩm giúp giảm mức độ viêm. Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh, hãy ghi nhớ việc tránh tiêu thụ thực phẩm gây viêm, ăn nhiều thực phẩm kháng viêm.

Thực phẩm gây viêm phổ biến

1. Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ

Một nghiên cứu thử nghiệm trên chuột đã được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về Lipid, kết quả cho thấy khi chuột ăn thức ăn có hàm lượng chất béo cao, phản ứng căng thẳng ở ruột non cũng giống như phản ứng với nhiễm virus, có thể kích hoạt một số khả năng sản xuất các phân tử gây viêm toàn thân.

Vì vậy, mọi người nên chú ý kiểm soát lượng dầu mỡ ăn hàng ngày. Theo "Hướng dẫn chế độ ăn uống của người dân Trung Quốc năm 2016", người trưởng thành khỏe mạnh tiêu thụ 25-30g dầu ăn mỗi ngày.

2. Thịt đỏ và thịt chế biến

Trong quá trình tiêu hóa thịt đỏ, dạ dày có thể tạo ra các ion sắt và các hợp chất N-nitroso. Chất này có thể tạo ra các liên kết chéo giữa các cặp DNA bổ sung để bắt đầu sinh ung thư tế bào khi bị viêm lặp đi lặp lại. Bạn nên cố gắng chọn thịt trắng, kiểm soát lượng tiêu thụ thịt đỏ và thịt đã qua chế biến.

Một số thực phẩm chống viêm

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn như kê, khoai lang, yến mạch... được coi những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và tinh bột kháng, không chỉ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau ăn mà còn lên men trong ruột để tạo ra axit béo chuỗi ngắn, có thể giúp cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột và từ đó cải thiện môi trường đường ruột.

2. Trái cây và rau sẫm màu

Các bông cải xanh, cà rốt, quả việt quất... là những loại rau thuộc nhóm này. Chúng chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa các thành phần, chẳng hạn như anthocyanins, cà chua chứa lycopene, chất carotene... để giảm viêm rất hữu ích.

3. Cá biển sâu

Cá biển sâu như cá thu đao, cá mòi, cá hồi... là những thực phẩm giàu EPA, DHA, axit béo không no omega-3 có tác dụng giảm viêm nhất định.

Tóm lại: Chúng ta không cần quá lo sợ về tình trạng viêm nhiễm. Nó chỉ là lời nhắc nhở cơ thể chúng ta đang bị khủng hoảng sức khỏe, nên chú ý đến sức khỏe thể chất của mình. Cố gắng duy trì chế độ ăn uống điều độ, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, tích cực tập thể dục là việc cần làm. Tuy nhiên, một khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra thì cần được điều trị kịp thời, không để tình trạng viêm nhiễm "kéo" thành ung thư.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cu-6-ca-ung-thu-thi-1-ca-la-do-viem-tranh-2-thuc-pham-an-3-thuc-pham-co-the-giup-day-lui-nguy-co-phat-benh-20211110170246706.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY