Cây thuốc quanh ta hôm nay

Củ riềng làm Thuốc

(MangYTe) Củ riềng là gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn. Nó còn có tên khác là lương khương, riềng ấm..., tên khoa học: Alipinia officnarum Hance. Cao lương khương là rễ (củ) khô cây riềng. Cây mọc hoang và trồng nhiều ở khắp các miền. Trong Đông y, nó còn là vị Thuốc có dược tính cao.

Củ riềng chủ yếu chứa tinh dầu (0,5-1,5%). Theo Đông y, cao lương khương vị cay, tính ôn. Vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực. Dùng trị các chứng đau bụng, cảm lạnh, nôn mửa, tiêu hóa kém... Ngày dùng 3-6g. Sau đây là một số phương Thuốc có cao lương khương làm chủ dược.

Trị tâm thống do vị hàn:

Loading

Biểu hiện: Bụng đau do lạnh, chân tay lạnh, nôn ra nước miếng trong, không muốn ăn uống. Dùng bài: Cao lương khương thang: cao lương khương 48g, đương quy (sao sơ) 30g, hậu phác (chế gừng) 60g, quế tâm 30g. Các vị sắc với 600ml nước còn 200ml nước, uống ấm trong ngày. Tác dụng: ôn lý, tán hàn, hạ khí, hành trệ.

Củ riềng là vị Thuốc đa năng.

Trị chứng can khí uất trệ, sườn bụng đau: Dùng bài Lương phụ hoàn: cao lương khương, hương phụ lượng bằng nhau. Các vị tán thành bột mịn trộn với nước cơm, nước gừng tươi cho tí muối làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 4 - 6g/2 lần, hoặc sắc uống. Tác dụng: ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống.

Trị thấp nhiệt hạ chú, chứng xích, bạch đới hạ: Dùng bài Thư thụ cản hoàn: lương khương sao cháy 12g, hoàng bá sao cháy 12g, thược dược 8g, thu thụ căn 60g. Các vị tán bột làm hoàn bằng hạt ngô, mỗi lần 30 viên uống vào lúc đói. Công dụng: thanh nhiệt hóa thấp thu liễm, chỉ đới.

Trị hoắc loạn, nôn mửa không ngừng: cao lương khương sống giã nát 6g, đại táo 3 trái. Sắc uống nguội.

Kiêng kỵ: Người bị nôn mửa do vị hỏa và tiêu chảy do trường vị có nhiệt không nên dùng.

Theo Lương y Minh Phúc/SKĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/cu-rieng-lam-thuoc-post11379.html)

Tin cùng nội dung

  • Tay và chân thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể, do đó nhiệt độ thường thấp hơn các bộ phận khác,
  • Ở nước ta, cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được sử dụng làm Thuốc.
  • Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh,
  • Sắp đến mùa đông là cháu rất sợ vì chân tay cháu rất lạnh. Mong bác sĩ hướng dẫn cho cách giữ ấm.
  • Củ riềng đã được bà con ta sử dụng từ lâu đời, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, nhất là trong những ngày trời lạnh.
  • Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh Tỳ và Vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn.
  • Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng, sáng mắt.
  • Vỏ gáo được nhân dân dùng làm Thuốc chữa sốt dưới dạng Thuốc sắc với liều 10 - 16g. Có thể dùng gỗ gáo thái mỏng, cũng sắc như vỏ gáo.
  • Văn học và y học dù tiến hành bằng phương tiện khác nhau, nhưng cũng đều xuất phát từ con người nhằm đến mục đích vì con người
  • Oa ngưu là vị Thuốc từ loài ốc sên hoa (Achatina fulica) - là loài ốc lớn nhất trong họ ốc sên, sống ở trên cạn, nơi ẩm thấp, phổ biến trong các hốc cây, lùm bụi, nhất là ở hàng rào cây xương rồng ba cạnh. Đó là một động vật thân mềm (nhuyễn thể) có vỏ to, tháp có 5 - 6 vòng xoắn, vòng miệng phồng to và rộng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY