Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tác dụng chữa bệnh của củ riềng có thể bạn chưa biết

Củ riềng là loại củ rẻ tiền nhưng có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Chữa tiêu chảy

Ảnh minh họa.

Do riềng có tính ôn ấm bao tử, kích thích tiêu hóa giúp cho chuyển hóa trong đường tiêu hóa tốt hơn. những người có triệu chứng tiêu hóa kém, ăn xong có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy có thể dùng củ riềng tán bột uống trước bữa ăn mỗi lần 5g.

Nếu chữa tiêu chảy thì cho thêm búp ổi, nụ sim tán bột, uống với nước sau bữa ăn sẽ hiệu quả hơn.

Chữa khó tiêu

Người bị tỳ vị hư hàn hay có triệu chứng bụng sôi, khó tiêu, bụng đau râm ran, đại tiện phân lỏng do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, uống rượu, hút Thu*c… có thể dùng 1 củ riềng nhỏ khoảng 12g thêm lá lốt, lá ổi, gừng tươi, sắc uống ngày 2-3 lần, uống Thu*c khi thấy hết triệu chứng thì dừng.

Tăng cường tuần hoàn máu

Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu. kết quả là có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. những đặc tính chống ô xy hóa của củ riềng giúp ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm của da.

Củ riềng cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do nó có khả năng tăng cường sự tuần hoàn máu.

Với tóc mỏng, nước củ riềng kết hợp với dầu jojoba làm thành một phương Thu*c hiệu quả.

Chữa đau bụng kinh

Đau bụng tới kỳ kinh nguyệt có thể dùng củ riềng thái lát ngậm nhai nuốt nước sẽ giúp giảm triệu chứng đau bụng.

Kiểm soát hen suyễn

Củ riềng có tác dụng chống co thắt do hỗ trợ giảm đờm, cũng như làm giãn phế quản để giảm mức độ hen suyễn. Tương tự như vậy, đặc tính chống viêm của loại thảo mộc này có lợi trong việc kiểm soát cũng như chữa bệnh hen suyễn và hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Giảm lipid máu và cholesterol

Các flavonoid như kaempferol, quercetin và galanin trong củ riềng đóng vai trò chính làm giảm mức cholesterol cũng như mức độ lipid trong máu. các chiết xuất của riềng được khẳng định là có khả năng chống lại synthase axit béo, do đó làm giảm mức cholesterol cũng như chất béo trung tính.

Hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa

Riềng rất giàu chất xơ và chất phytochemical hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả. Những người bị loét dạ dày có thể sử dụng riềng để điều tiết và giảm bài tiết axit trong nước bọt, giảm triệu chứng đầy hơi. Nó cũng có tác dụng trong việc giảm chán ăn, đau bụng và điều trị chứng buồn nôn.

Một lợi ích khác liên quan đến tiêu hóa của loại thảo mộc này là có thể được sử dụng như một phương Thu*c chữa tiêu chảy, do tác dụng kháng khuẩn của nó.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/tac-dung-chua-benh-cua-cu-rieng-ban-chua-biet-32171.html

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tac-dung-chua-benh-cua-cu-rieng-co-the-ban-chua-biet/20210310103458955)

Tin cùng nội dung

  • Đầy bụng, khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn quá nhiều thức ăn chứa chất béo, tinh bột, đạm, nhiều gia vị, uống nhiều bia, rượu hoặc ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, ăn xong đi nằm ngay,…
  • Củ riềng đã được bà con ta sử dụng từ lâu đời, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, nhất là trong những ngày trời lạnh.
  • Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh Tỳ và Vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn.
  • Thời gian gần đây tôi thường bị nghẹn ở cổ, khó thở (phải thở dài), ợ hơi rất to, bụng trướng, thỉnh thoảng đau rát thượng vị.
  • Đầy bụng, khó tiêu là chứng bệnh phổ biến trong những ngày Tết do bạn nạp quá nhiều đạm và ăn ít rau. Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn hạn chế và giảm được chứng đầy hơi nhanh chóng và hiệu quả.
  • Chứng đầy bụng khó tiêu - một chứng bệnh thường gặp có ảnh hưởng chủ yếu bởi thói quen tiêu hóa.
  • Thói quen ăn nhanh, uống vội, làm việc khác trong khi ăn khiến dân văn phòng dễ trở thành nạn nhân của chứng ăn khó tiêu.
  • Chứng đầy hơi khó tiêu thường bị hiểu lầm là bệnh và triệu chứng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng làm bạn khó chịu.
  • Chứng khó tiêu không phải là căn bệnh trầm trọng nhưng nó lại khiến bạn thấy mệt mỏi với cảm giác đầy hơi hay ợ hơi, buồn nôn và đôi khi là nôn.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY