Trong tiểu thuyết "Lộc Đỉnh Ký" của tác giả Kim Dung, hình tượng Công chúa Kiến Ninh dựa theo một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc.
Đó là hòa thạc khác thuần trưởng công chúa của hoàng đế hoàng thái cực. theo vai vế, bà là em gái của hoàng đế thuận trị và là cô mẫu (cô) của hoàng đế khang hi.
Hòa Thạc Khác Thuần Trưởng Công chúa còn được gọi là Công chúa Kiến Ninh. Mẹ ruột của bà là Thứ phi Cơ Lũy thị, xuất thân không quá cao quý.
Để bảo vệ bộ tộc của mình thoát khỏi sự tấn công của Hoàng Thái Cực, Cơ Lũy thị đã chấp nhận gả cho Hoàng Thái Cực.
Mặc dù không có nhiều tình cảm với Cơ Lũy thị nhưng Hoàng đế vẫn đối xử tốt với bà. Khi số lượng mỹ nhân trong hậu cung tăng lên, ông đã không còn nhớ đến Cơ Lũy thị nữa.
Nhưng bà may mắn mang thai và sinh ra Công chúa Kiến Ninh, sơ phong Hòa Thạc Công chúa.
Sau khi Hoàng đế Thuận Trị nối ngôi, vì mục đích chính trị, Công chúa Kiến Ninh bị gả cho Ngô Ứng Hùng, con trai của Tây Bình vương Ngô Tam Quế.
Lúc đó bà chỉ mới 12 tuổi và là Công chúa đầu tiên trong 4 vị Công chúa nhà Thanh gả cho người Hán. 4 năm sau, bà được tấn phong Hòa Thạc Trưởng Công chúa.
Rất may mắn, dù hạ giá lấy một người đàn ông chưa từng gặp mặt nhưng cuộc hôn nhân của Công chúa Kiến Ninh vẫn rất hòa thuận.
Tuy nhiên, thời điểm Hoàng đế Khang Hi lên ngôi cũng là lúc tham vọng quyền lực của Ngô Tam Quế quá lớn, thậm chí hắn còn muốn đoạt lấy hoàng quyền.
Vì để kìm hãm mối nguy từ người này, Hoàng đế Khang Hi đã thu hồi một phần quyền lực của Ngô gia. Nhưng không ngờ, hành động này đã khiến Ngô Tam Quế phát động nổi loạn, lịch sử gọi đây là Loạn Tam Phiên.
Theo một số tài liệu, vào đêm trước khi nổi dậy, Ngô Tam Quế đã cho người bí mật đến Kinh Thành rước gia quyến đi.
Nhưng Ngô Ứng Hùng kiên quyết ở lại cùng vợ. Khi nội loạn vừa nổ ra, Hoàng đế Khang Hi liền bắt giam Ngô Ứng Hùng. Một năm sau, Hoàng đế ra lệnh xử tử Ngô Ứng Hùng và 1 người con trai.
Ít lâu sau, cuộc nổi loạn gần như bị dập tắt nhưng Ngô Tam Quế vẫn quyết xưng Hoàng đế tại Hồ Nam, nhưng chỉ 5 tháng sau, ông đã qua đời.
Lúc đó, Hoàng đế Khang Hi đã bắt giữ Công chúa Kiến Ninh và 1 người con trai của bà. Lo lắng hậu duệ của Ngô gia sau này sẽ tiếp tục báo thù, Hoàng đế Khang Hi hạ lệnh xử tử hết con cháu của Ngô Tam Quế, trong đó có con trai của Công chúa Kiến Ninh.
Về phần Công chúa Kiến Ninh, bà bị giam lỏng trong hoàng cung và phải trải qua ngày tháng đơn độc đến lúc mất. Năm Khang Hi thứ 43, bà qua đời, thọ 63 tuổi.
Dưới ngòi bút của Kim Dung, Công chúa Kiến Ninh có tính cách ngang ngược, quái đản và có phần thô bạo. Vì tình yêu với Vi Tiểu Bảo mà Công chúa Kiến Ninh sẵn sàng từ bỏ thân phận cao quý và phiêu bạt giang hồ cùng người thương.
Trong lịch sử, Công chúa Kiến Ninh lại là một người phụ nữ truyền thống, chấp nhận cuộc hôn sắp đặt của em trai là Hoàng đế Thuận Trị.
Rồi sau đó chứng kiến chồng con lần lượt bị xử tử, bản thân cũng bị giam lỏng trong cung nhưng không một lời phản kháng.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
Theo GD&TĐ
Link bài gốc Lấy link
https://giaoducthoidai.vn/cuoc-doi-day-bi-kich-cua-nguyen-mau-cong-chua-kien-ninh-trong-loc-dinh-ky-post583857.htmlTheo GD&TĐ
Chủ đề liên quan:
Công chúa Kiến Ninh công chúa nhà Thanh Hòa Thạc Khác Thuần Trưởng Công chúa Hoàng đế Hoàng Thái Cực tác giả Kim Dung tiểu thuyết Lộc Đỉnh Ký