Kinh tế xã hội hôm nay

Đại danh y Tuệ Tĩnh và phương pháp phòng bệnh

(Tổ Quốc) - Tuệ Tĩnh là thiền sư, một nhà y dược học nổi tiếng của Việt Nam, trước tác và sự nghiệp của Ông đã có ảnh hưởng rất lớn đến nền Y dược học cổ truyền nước ta. Ông đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng Thu*c nam, gây phong trào trồng Thu*c ở gia đình, vườn đền chùa và thu trữ Thu*c theo thời vụ, chủ động phòng bệnh, tận dụng thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh kịp thời.

Có thể nói đây là tư tưởng cực kỳ tiến bộ. tuệ tĩnh không chỉ quan tâm đến tu hành theo phật pháp, cứu người mà ông còn tổ chức các lớp tập huấn, viết sách để lưu truyền những bài Thu*c và phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh cho nhân dân. ông đã để lại nhiều tác phẩm y dược có giá trị, tiêu biểu là hai cuốn: nam dược thần hiệu và hồng nghĩa giác tư y thư.

Tuệ tĩnh sớm có quan điểm tiến bộ về phương pháp vệ sinh phòng bệnh, cũng như nếp sống sạch sẽ nơi làng xóm, mà ông đã kết hợp truyền dạy cho người dân khi đến chùa khám bệnh, bốc Thu*c và tu dưỡng theo giáo lý nhà phật. tuệ tĩnh luôn nhắc nhở mọi người chú ý đến nguyên nhân gây bệnh và khuyến khích mọi người tìm biện pháp phòng bệnh tích cực. bài học dưỡng sinh trong việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ đã được ông khái quát trong 14 chữ:

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

Kết hợp lý luận đông y với kinh nghiệm dân gian, tuệ tĩnh đã xây dựng nền y dược học cổ truyền việt nam theo thực tiễn, bệnh tật, khí hậu phong tục tập quán của người việt nam, sử dụng nguồn dược liệu phong phú và các phương pháp chữa bệnh của dân tộc việt nam với ý thức tự lực tự cường cũng như quan điểm phòng bệnh chủ động tích cực là tập luyện dưỡng sinh, bồi bổ tinh - khí - thần để sức khỏe tốt hơn, tuổi thọ tăng hơn, sống vui và hạnh phúc hơn.

Trong bối cảnh tình hình dịch covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, đọc, suy ngẫm về những hướng dẫn của tuệ tĩnh về phòng bệnh, chúng ta thấy còn bao điều phải học và thực hành.

Để thành công trong công tác phòng, chống và kiểm soát dịch covid-19, trước hết chúng ta phải nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của đảng và nhà nước những quy định của bộ y tế về phòng chống dịch. bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nghiên cứu, ứng dụng những hướng dẫn của tuệ tĩnh về phòng bệnh. những tư tưởng này vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống hiện tại. làm được như vậy, chúng ta có quyền tin tưởng việt nam sẽ chiến thắng trong trận chiến chống dịch và niềm ước mơ của tuệ tĩnh ngày xưa sẽ trở thành hiện thực:

Nhân dân khỏe vui êm ấm

Nhà nước bền vững lâu dài

Thế mới không phụ huệ rộng sâu

Đối với nước non Nam này vậy

>>để tìm hiểu và biết thêm chi tiết tư tưởng và những hướng dẫn của tuệ tĩnh về phương pháp phòng bệnh, xin mời xem chi tiết tại kênh cùng bạn đọc sách " data-rel="follow" target="_blank">>>>để tìm hiểu và biết thêm chi tiết tư tưởng và những hướng dẫn của tuệ tĩnh về phương pháp phòng bệnh, xin mời xem chi tiết tại kênh cùng bạn đọc sách

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/dai-danh-y-tue-tinh-va-phuong-phap-phong-benh-20210518160549229.htm)

Tin cùng nội dung

  • Buổi lễ do Hội Đông y huyện Sóc Sơn và Tuệ Tĩnh đường Vạn Phúc tổ chức vào ngày 27-3 qua (11-2-Mậu Tuất), tại chùa Vạn Phúc (xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội).
  • Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, pháp hiệu (theo tên gọi của nhà chùa) là Tuệ Tĩnh (1330-1400), Ông sinh ra ở làng Nghĩa Phú (tục gọi là làng Xưa), thuộc tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng (gần Kẻ Sặt), phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương - nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
  • Bạch chỉ cây thảo sống lâu năm, Bạch chỉ có tên khoa học: Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F; họ: Apiaceae. Bạch chỉ được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng hay các vùng núi phát triển rất tốt. Theo Đông y, bạch chỉ có mùi thơm hắc, vị cay hơi đắng, tính tân ôn; vào các kinh phế, vị, đại tràng.
  • Chuyên trang “Y Dược Tuệ Tĩnh” của Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội với 2 phiên bản: website: yduoctuetinh.net và fanpage: www.facebook.com/trangtinyduoctuetinh sẽ là một kênh thông tin hữu ích cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, nhân viên y tế…
  • Ngoài 10 -11 vị Thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.
  • Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 - 1400), là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn, là tiên thánh của ngành Thu*c Nam.
  • Bệnh viện Tuệ TĨnh là một bệnh viện thực hành của Học viện Y Dược học cổ truyền – đơn vị đầu ngành cả nước về đào tạo nguồn nhân lực y dược cổ truyền, vì thế, Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã phát huy thế mạnh của mình trong điều trị bệnh nhân sốt xuất bằng phương pháp của Y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.
  • Xin giới thiệu 12 phương Thuốc của Tuệ Tĩnh có tác dụng dưỡng nhan, giúp chị em có làn da đẹp mà không lo tác dụng phụ.
  • Ngày 14/9, tại Hà Nội, Trường trung cấp Tuệ Tĩnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2015-2016 và trao bằng tốt nghiệp cho hơn 300 sinh viên khóa 4, niên khóa 2013-2015.
  • Đoàn cán bộ, và 1000 sinh viên của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã tới dâng hương tưởng niệm Đại Danh Y Thiền sư Tuệ Tĩnh nhân ngày giỗ của Ông
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY